Home Câu chuyện lịch sử Attila – ngọn roi của Thượng Đế

Attila – ngọn roi của Thượng Đế

0
2,158
Attila

Tiểu sử

Attila (406 – 453), người châu Âu gọi ông là Attila Rợ Hung, và đặt biệt hiệu là “Ngọn roi của Thượng đế” hoặc “tai họa của trời” (fléau de dieu), là Thiền Vu của Đế quốc Hung Nô từ năm 434 đến khi qua đời vào năm 453 và là người anh hùng đã tạo dựng một đế chế của người Hung trải dài từ Đức đến sông Ural, rồi từ sông Danube tới biển Baltic. Đối với nền văn minh phương Tây, vị vua kiệt xuất của Hung Nô này hiện thân cho sự hủy diệt. Nền văn chương Đức sau này có đề cập tới ông.

Attila cai trị cùng anh là Bleda cho đến khi ông hạ sát Bleda để độc tôn ngôi vị Thiền Vu Hung Nô. Sử gia La Mã Priscus là người đầu tiên viết về Attila và nhận định rằng ông ăn mặc đặc biệt giản dị và hợp lý.

Attila
Hình ảnh Attila – một Thành Cát Tư Hãn của Âu châu (ảnh: wiki)

Hiểm họa của Châu Âu

Trong thời kì đó, ông là một trong những mối hiểm họa đáng sợ của cả Đế quốc Đông La Mã và Tây La Mã. Ông đã chinh phạt bán đảo Balkan hai lần và tiến tới xứ Gaule (Pháp ngày nay) và vươn xa tới Orleans (Paris ngày này). Thậm chí có lần ông còn suýt nữa tiến chiếm kinh thành Constantinopolis của người Đông La Mã, nhưng một dịch bệnh khiến ông không thành công.

Trong các chiến dịch của Attila ngoài người Hung Nô còn có sự tham gia của các bộ lạc man tộc khác người Văngđan (Vandales), Ôxtơrôgôt (Ostrogoth), Giêpiđê (Gepider) và Frăng (Franc). Với lực lượng hùng hậu và đặc biệt là sự tinh nhuệ, dũng mãnh, thiện chiến của kỵ binh Hung Nô, Attila đã tàn phá đế quốc Đông La Mã (443, 447 – 48), Gôlơ (Gaule; 451) và vào năm 451, Attila chạm trán với danh tướng La Mã là Flavius Aetius và vua người Visigoth là Theodoric trong một trận đánh kịch liệt diễn ra trên cánh đồng Catalaunique ở Đông Bắc Pháp.

Chiến bại thảm hại tại Chalons

Chalons
Quân Hung trong trận chiến tại Chalons
vẽ bởi Alphonse de Neuville (1836–1885) (ảnh: wiki)

Chiến bại thảm hại tại Chalons là một đòn giáng sấm sét vào tinh thần toàn quân Hung Nô Thất bại này buộc ông phải lui binh về Hungari củng cố lực lượng và năm 452, ông lại xuất binh lại đánh sang đánh Bắc Ý. Sau một vài thắng lợi ban đầu như cuộc tấn công thành Aquileia và cả cố đô Milano của người La Mã, cuộc xâm lược này thất bại hoàn toàn. Dưới thời Attila, liên minh các bộ lạc Hung Nô đạt tới giai đoạn cực thịnh, sau khi Attila chết (453) liên minh này đã tan rã.

Attila-
Thiền Vu Attila ngự trên ngai cao, tranh vẽ vào năm 1360 (800 năm sau khi ông mất). (Ảnh: Wiki)

Dưới thời ông, sức mạnh Hung Nô lên tới đỉnh cao kỵ binh Hung Nô trở thành một trong những đạo quân thiện chiến nhất trong lịch sử, thôn tính hầu hết trung Á vào năm 450 và đã tiến tràn sang châu Âu (đến tận nước Pháp).

Cái chết

Năm 453 công nguyên, Attila cưới một thiếu nữ tên là Ildico. Nổi tiếng về sự hung mãnh trên chiến trường nhưng bình thường, Attila ăn uống rất ít trong các bữa tiệc lớn.

Tuy nhiên, ông đã dành cho mình một ngoại lệ trong ngày đại hỉ và uống rất nhiều rượu. Đêm đó, ông bị chảy máu mũi nhiều lần nhưng say tới mức không nhận ra và đã chết ngộp trong máu của chính mình. Xác chết của Attila được người hầu tìm thấy vào sáng hôm sau.

Hy vọng

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Câu chuyện lịch sử

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…