Home Featured Các nhà khảo cổ tìm hiểu quá khứ thông qua những người nhớ tiền kiếp

Các nhà khảo cổ tìm hiểu quá khứ thông qua những người nhớ tiền kiếp

0
1,528
pharaon

Winged Pharaoh

Bà Joan Grant đã trở nên nổi tiếng nhờ cuốn sách năm 1937 của mình tên là “Winged Pharaoh” (tạm dịch: Pha-ra-ông có cánh) , trong đó bà đã viết về một người con gái của pha-ra-ông có tên Sekeeta – được tuyên bố là một trong những hoá thân kiếp trước của bà . Những gì bà nói về Ai cập cổ đại dường như khá tương hợp với điều mà các nhà khảo cổ biết, và thậm chí có lẽ đã tiên đoán một vài khám phá chưa được thực hiện lúc bà viết cuốn sách. Đương nhiên, lịch sử xa xôi là đủ mơ hồ đến mức điều này không thể được khẳng định như bằng chứng chắc chắn về việc bà đã từng sống một kiếp trong thời cổ đại.

winge
Bà Joan Grant đã trở nên nổi tiếng nhờ cuốn sách năm 1937 của mình tên là “Winged Pharaoh”, một bài báo viết về bà khi ấy (Ảnh: http://joangrant.net)

Những gì bà nói về Ai cập cổ đại dường như khá tương hợp với điều mà các nhà khảo cổ biết, và thậm chí có lẽ đã tiên đoán một vài khám phá chưa được thực hiện lúc bà viết cuốn sách.

Tương tự, một sinh viên Oxford đã nói trong một lần bị thôi miên về một tiền kiếp là một thợ mộc người Ai cập đã làm việc trong một lăng mộ của Pha-ra-ông Den. Điều anh kể đã được chứng minh là chính xác, nhưng một số người nói rằng không có vẻ là anh này đã biết được những thông tin chi tiết mà mình cung cấp thông qua các cách thức thông thường.

Tác giả nổi tiếng H.G. Wells, người thông cảm với bà Grant, đã có lần bảo bà: “Điều quan trọng là bà đã trở thành một nhà văn”. Ông đã bảo bà ấy nên giữ những bí mật của bà cho riêng mình, cho đến khi “… đủ mạnh mẽ để chịu đựng việc bị cười nhạo bởi những kẻ ngốc.”

Hồi tưởng của bà Joan Grant

Bà Joan Grant là con gái của J. F. Marshall, một nhà động vật học đáng kính người Anh, và Blanche Marshall, một nhà tâm lý học xã hội được cho rằng đã tiên đoán về vụ đắm tàu Titanic.

Trong hơn 100 phiên “hồi tưởng”, bà Grant được kể là đã miêu tả những tình tiết của “Pha-ra-ông có cánh”. Trong trạng thái bị thôi miên, bà đã chạm tới những “ký ức” này, sau đó ráp nối chúng thành một câu truyện theo trình tự thời gian.

Bà Jean Over Fuller (1915-2009), một nhà thơ và một nghệ sỹ chuyên viết tiểu sử, đã tiếp xúc với các nhà Ai cập học và nghiên cứu các chữ tượng hình để xác nhận điều mà bà Grant đã “thấy” sau khi giành một ngày nghỉ cuối tuần với bà Grant vào những năm 1940s. Bà Fuller đã trình bày những phát hiện và những trải nghiệm với bà Grant trong một bài báo được xuất bản sau cái chết của bà Grant vào năm 1989. Bài báo này đã được hiệu đính bởi James A. Santucci thuộc Khoa Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học tổng hợp bang California, và được xuất bản bởi Theosophical Society (Hội Thông Thiên Học), nơi mà bà Fuller là một thành viên.

Hội Thông Thiên Học nổi tiếng do những nghiên cứu của mình về những điều huyền bí. Theo trang web của hiệp hội này, các thành viên của nó thuộc “bất kỳ tôn giáo nào, hoặc không theo tôn giáo,”thống nhất lại trong một “khao khát nghiên cứu về những sự thật tôn giáo và chia sẻ những kết quả của những nghiên cứu của họ với những người khác.

Khi bà Grant theo cùng chồng bà trong việc khai quật ở Iraq, bà thường nhìn vào những cổ vật và kể cho ông những thông tin về chúng, những thông tin mà sau này chứng tỏ là hữu ích.

Chồng bà Grant, ông Leslie Grant, là một nhà khảo cổ học. Khi bà Grant theo cùng chồng của bà trong việc khai quật ở Iraq, bà thường nhìn vào những món đồ khảo cổ và kể với ông những thông tin về chúng mà vẫn hay chứng minh là có ích, bà Fuller kể lại. Bà đã tới Ai cập với ông ấy, nhưng không hề trải nghiệm bất kỳ nhận thức đáng kể nào trong chuyến đi đó. Khoảng 18 tháng sau, bà ấy bắt đầu tuyên bố đã nhớ lại những liên hệ xa xưa của mình với Ai cập.

Bà ấy từng một người con gái của Pha-ra-ông, một thầy tế được đào tạo qua các môn luyện tập thần bí, gồm cả việc làm thế nào để nhớ được tiền kiếp. Chính bà đã trở thành một pha-ra-ông.

Có phải bà Joan Grant từng là nữ Pha-ra-ông đầu tiên?

Bà Fuller đã bắt đầu bằng nỗ lực đi tìm bất kỳ số liệu lịch sử nào đã biết mà phù hợp với những mô tả của bà Grant.

the-winged
Có phải bà Joan Grant từng là nữ Pha-ra-ông đầu tiên? (Ảnh: WordPress.com)

Ở Ai cập cổ, một người có thể được biết đến dưới nhiều tên. Bà Grant đã kể là danh xưng thầy tế của bà là Meri-neyt, và bà ấy đã viết một chương với tiêu đề là “Lăng mộ của Meri-neyt,” trong đó bà đã theo dõi lăng mộ của chính bà được xây dựng trong khi bà vẫn còn sống. Công chúa Sekeeta đã quan sát thấy nó là nơi bà sẽ yên nghỉ dưới cái tên Meri-neyt.

Một nữ hoàng với một cái tên tương tự, Meryet-Nit, vẫn còn là một hình ảnh tranh cãi trong Ai cập học. Bà ấy đã sống trong Triều đại thứ nhất của Ai cập, nhưng không rõ rằng liệu bà ấy có trị vị với toàn bộ quyền lực của mình hay không. Nếu như thế, bà ấy phải là pha-ra-ông nữ đầu tiên và là nữ hoàng nhiếp chính đầu tiên được biết đến trong lịch sử.

Nhà Ai cập học Walter Emery (1902-1971) đã bối rối với lăng mộ của Nữ hoàng Meryet-Nit, bà Fuller đã ghi chú, “bởi vì lăng mộ của bà ấy quá to lớn và quan trọng là ông ấy đã cảm nhận bà ấy chắc phải là một Nữ hoàng nhiếp chính.”

Bốn hoặc năm pha-ra-ông đầu tiên của Triều đại thứ nhất của Ai cập (bắt đầu khoảng 5000 năm trước đây) thường được liệt kê như sau:

  1. Narmer/Menes/Hor-Aha (Ba tên này có chút lộn xộn trong lịch sử, với sự ngờ vực của các nhà Ai cập học liệu chúng là nhưng người riêng biệt hay là nhiều tên dùng cho một người, như chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn bên dưới)
  2. Djer
  3. Djet
  4. Den

Meryet-Nit đôi khi được nói là con gái của Djer hoặc vợ của Djer. Bà Fuller suy đoán rằng bà ấy có khi lại là Djet. Bà Grant viết rằng đó là tên Thánh của Sekeeta, Zat, được viết trong chữ tượng hình là một con rắn. Djet được viết như là một con rắn.

pharaon
Meryt-Neith nữ pharaoh đầu tiên của Ai Cập?

Những bản dịch trước đó của chữ tượng hình này đã được đánh vần là Zet, nó gần với Zat của bà Grant. Carol A.R. Andrews thuộc Khoa Ai cập học của Bảo tàng Anh đã trả lời yêu cầu của bà Fuller về điểm này, một phần trong đó là: “Bà nên chú ý rằng tên của Djet …. là vẫn còn tranh cãi. Kỳ thật, tất cả cái đó ở bên trong serekh (một hình chữ nhật đi kèm để chỉ rằng chữ tượng hình đó là tên hoàng tộc) là con rắn, cái mà vẫn thường được dịch như là dj hoặc có thể là sjt .”

Điều đã gây ấn tượng với bà Fuller là quan niệm của bà Grant về Narmer là pha-ra-ông triều đại trước đã có trước 24 năm khi Emery đưa ra giả thuyết đó.

Bên cạnh chữ tượng hình rắn, bà Fuller tập trung vào Djet bởi vì pha-ra-ông kế tiếp là Den, cái tên mà bà Grant đã đặt cho con trai của Sekeeta.

Nếu như cái nhìn của bà Grant hay câu truyện là thật, nó sẽ làm sáng tỏ cụm tên gây tranh cãi Narmer/Menes/Hor-Aha. Trong cuốn “Pha-ra-ông có cánh”, nó được diễn tả rằng Narmer đã trị vì ở phía nam trước khi Menes thống nhất vùng Thượng Ai cập và vùng Hạ Ai cập, trở thành vị pha-ra-ông thứ nhất của triều đại.

vong luan hoi
Nhiều người tin rằng chuyện luân hồi là có thật

Các hậu duệ của Menes đã tôn thờ Narmer, theo như quan điểm của bà Grant. Bà Fuller đã nghĩ rằng Hor Aha có thể là cùng một người như Menes, bởi vì từ Ai cập “men” có nghĩa là “đã thiết lập.” Hậu tố “es” được thêm vào để hình thành Menes trong một văn bản tiếng Hy lạp mà từ đó chúng ta biết cái tên như thế.

Narmer là pha-ra-ông triều đại trước và Hor Aha là pha-ra-ông thứ nhất của triều đại, cũng là người đã thống nhất vùng Thượng và Hạ Ai cập, cho nên hình thành cái tên “Đã thiết lập” một cái tên phù hợp (“Es” được thêm vào từ Ai cập viết trong một văn bản tiếng Hy lạp mà từ đó chúng ta biết cái tên là Menes). Giả thiết Menes đó đã thống nhất vùng Thượng Ai cập và vùng Hạ Ai cập là được chấp nhận rộng rãi, cho dù vẫn còn bỏ ngỏ một vài tranh cãi.

Điều đã gây ấn tượng với bà Fuller là quan niệm của bà Grant về Narmer là pha-ra-ông triều đại trước đã có trước 24 năm khi Emery đưa ra giả thuyết đó. “Không thể từ Emery mà bà Joan chọn điều này bởi vì ông ấy không hề công bố cho tới 24 năm sau khi bà ấy đã làm; cũng như ông ấy không thể là một học giả lại dường như để ý tới cái mà có lẽ ông chỉ coi như một cuốn tiểu thuyết.”

Những cuốn sách của bà Grant được viết như tiểu thuyết lịch sử hư cấu, cho dù rõ ràng từ cuốn tự truyện của bà ấy và những bài viết khác thì chúng đại diện cho điều bà ấy tin tưởng là cuộc sống thật sự trong quá khứ của mình. Bà ấy cho là nhớ được vô số những tiền kiếp trải qua nhiều thời đại.

Cái lược của Sekeeta xuất hiện trong sách lịch sử

Bà Grant đã mô tả một vài đồ vật xung quanh bà trong kiếp sống là công chúa Sekeeta. Bà ấy đã viết: “Ở trong đền tôi chỉ có mỗi một cái lược và một cái gương đồng, trong gương hình ảnh phản chiếu của tôi bị mờ … Giờ những cái lược ngà voi của tôi được chạm khắc ấn ký của tôi như là một Pha-ra-ông có cánh, con diều hâu được huấn luyện sẽ ở trên con thuyền chiến thắng, bên trên những cái cánh của một Nhân vật được chắp cánh; tiếp theo, bên dưới cái này, là tên Thánh của tôi, Zat, được viết như một con rắn, ngay bên cạnh chìa khoá của sự sống và kèm bên bằng hai cây roi quyền lực, quyền lực ảnh hưởng trên Trái đất và bên ngoài Trái đất.”

Ai cap
Câu chuyện về luân hồi vẫn mãi là huyền thoại bởi khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được

Lướt qua cuốn sách của Emery “Ai cập cổ xưa”, bà Fuller đã hồi tưởng lại, “Nó đã cho tôi một xuất phát điểm khi đầu tiên tôi thấy ở Emery một bức vẽ bằng bút chính xác cái đó.” Nó được ghi nhãn là “Lược của Uadji.” Uadji, cũng được đánh vần là Wadji, là một tên khác của Djet, vị pha-ra-ông bà Fuller đã trông thấy hầu như là giống với câu truyện của bà Grant.

Đó là sự hồi tưởng vô thức hay bà ấy thực sự có thể nhìn thấy nó?

Theo Đại kỷ nguyên

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Featured

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…