Home Featured Mở màn chiến tranh thế giới lần 2: Vì sao Ba Lan thảm bại?

Mở màn chiến tranh thế giới lần 2: Vì sao Ba Lan thảm bại?

0
1,766
chien tranh chop nhoang

Trước chiến tranh thế giới lần II, quân đội Ba Lan với gần 1 triệu quân, 4300 khẩu pháo, 400 máy bay và hơn 800 xe tăng. Đây là một lực lượng quân sự khá hùng hậu và Ba Lan cũng được xếp thứ 5 trong những quốc gia có quân đội mạnh nhất châu Âu. Vậy vì sao với một lực lượng quân sự mạnh như vậy lại không chịu nổi những đòn tấn công của quân Đức trong vòng một tháng?

Đường lối chiến tranh

Tuy rằng người Đức có ưu thế tuyệt đối về quân đội và vũ khí. Nhưng để đánh hạ một lực lượng quân sự gần 1 triệu quân Ba Lan trong vòng một tháng thì sức mạnh về quân đội và vũ khí là không đủ. Có lẽ nguyên nhân lớn nhất dẫn đến một chiến thắng chóng vánh của người Đức chính là đường lối chiến tranh.

Trước khi tiến hành tấn công Ba Lan, một chiến thuật quân sự mới đã được người Đức nghiên cứu từ lâu và dự tính sẽ được áp dụng trong các cuộc chiến sắp tới là chiến thuật “Blitzkrieg” (Chiến tranh chớp nhoáng).

Chiến tranh chớp nhoáng

Chiến thuật này dựa trên việc tập trung lực lượng tấn công cơ động mạnh, tấn công nhanh, thọc sâu, bao vây và chia cắt lực lượng đối phương bằng khối lượng xe tăng và cơ giới lớn. Đi cùng xe tăng là bộ binh cơ giới được bảo vệ tốt khỏi sức sát thương của đối phương và có vũ khí chống tăng tốt. Các đợt tấn công này còn được yểm hộ bằng không quân tấn công lớn và mạnh, nhất là các máy bay ném bom bổ nhào. Ba Lan đã trở thành nạn nhân đầu tiên của chiến thuật này.

chien tranh chop nhoang
Chiến thuật “Chiến tranh chớp nhoáng” đã khai tử cho “Chiến tranh chiến hào” trong chiến tranh thế giới lần I (Ảnh: Soha.vn)

Để phục vụ cho chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, hàng loạt các sư đoàn thiết giáp Panzer của Đức đã được thành lập và tất nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng một cách chóng mặt về số lượng và chất lượng xe tăng.

Luftwaffe

Không quân Đức (Luftwaffe) được xem là chìa khoá then chốt dẫn đến thành công nên cũng rất được bộ chỉ huy Đức quan tâm. Để chuẩn bị cho cuộc tấn công này, Luftwaffe đã chuẩn bị 1180 máy bay tiêm kích hiện đại hơn hẳn các máy bay cùng loại của Ba Lan, 290 máy bay ném bom bổ nhào Ju 87 Stuka, 1100 máy bay ném bom hạng nặng (chủ yếu là Heinkel 111 và Dornier Do 17). Ngoài ra còn có 550 máy bay vận chuyển và 350 máy bay trinh sát Không quân Đức Quốc xã vào thời điểm này được đánh giá là mạnh nhất thế giới

Tư duy quân sự cũ kỹ

Ba Lan tính rằng chiến tranh sẽ diễn ra theo kiểu chiến tranh chiến hào như thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, với các chiến hào phòng ngự, họ sẽ tiêu hao nặng quân Đức buộc Đức phải ký hiệp ước phục hồi lại biên giới Ba Lan như trước khi chiến tranh nổ ra. Tính toán này dựa trên một tư duy quân sự cũ kỹ, lạc hậu từ Chiến tranh thế giới thứ nhất, kết quả là quân Ba Lan đã không thể chống cự hiệu quả trước chiến tranh chớp nhoáng cùng các binh đoàn thiết giáp của Đức.

Đường lối chiến tranh chiến hào là thảm họa trong Chiến tranh thế giới lần II (Ảnh: Wikipedia)

Trận rừng Tucholskich

Nhờ ưu thế vượt trội về quân lực, vũ khí và phương tiện kỹ thuật nên quân đội Đức đã dễ dàng chọc thủng phòng tuyến biên giới Ba Lan ở nhiều nơi, buộc quân đội Ba Lan phải bỏ biên giới rút về Warsaw và Lwów. Trong trận rừng Tucholskich, quân Đức đã thể hiện trình độ tác chiến vượt trội so với quân Ba Lan: chỉ sau 5 ngày chiến đấu, thiết giáp Đức đã đánh quỵ 2 sư đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn kỵ binh Ba Lan, tiêu diệt khoảng 10.000 quân Ba Lan trong khi Đức chỉ thương vong 850 người.

Polish_artillery_Battle_of_Bzura_1939
Pháo phòng không Bofors 40 mm của Ba Lan bị vứt bỏ lại trong trận Bzura (Ảnh: Wikipedia)

Dù thấy sức mạnh của người Đức trong loại hình chiến tranh mới, nhưng quân đội Ba Lan vẫn duy trì tư duy học thuyết quân sự từ Thế chiến thứ nhất, quân đội Ba Lan phân tán các đơn vị của họ ra khắp các vùng lãnh thổ, với dự định là sẽ dùng chiến tranh chiến hào để phòng ngự, tiêu hao quân Đức. Thực tế cho thấy đây là cách bố trí sai lầm tai hại, các đơn vị Ba Lan phân tán đã không thể phòng ngự hiệu quả trước các mũi tấn công cơ động của quân thiết giáp Đức, liên tiếp các sư đoàn Ba Lan bị bao vây, cắt rời khỏi hậu phương rồi bị tiêu diệt nhanh chóng.

Xô – Đức hợp tác, hình thành thế gọng kìm

Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov ký Hiệp ước không xâm phạm Xô-Đức, với Stalin và Ribbentrop đứng sau lưng (Ảnh: Wikipedia)

Hiệp ước Xô-Đức, còn được gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop hay Hiệp ước Hitler-Stalin có tên chính thức là Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên bang Xô viết . được ký kết ngày 23 tháng 8 năm 1939 giữa Ngoại trưởng Vyacheslav Mikhailovich Molotov đại diện cho Liên Xô và Ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop đại diện cho Đức Quốc xã.

Nghị định thư bí mật đính kèm Hiệp ước quy định các nước Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, và România thuộc “vùng ảnh hưởng của Liên Xô”. Ngoài ra, Đức chấp thuận việc Liên Xô thu hồi lại Tây Ukraine và Tây Byelorussia (khi đó bị Ba Lan chiếm đóng và gọi là Đông Ba Lan).

Bộ binh Liên Xô tiến vào Ba Lan 17.09.1939 (Ảnh: wikipedia)

Liên Xô tiến công

Ngày 1 tháng 9 năm 1939 Đức xâm chiếm Ba Lan, và ngày 17 tháng 9, hơn 800 ngàn quân Liên Xô tiến công với hai Phương diện quân Belarussia và Ukrainia, đánh vào khu vực Kresy ở phía đông Ba Lan. Xô – Đức hình thành thế gọng kìm tấn công quân Ba Lan vốn đang bị quân Đức đánh cho tan tác ở mặt trận phía tây.

Cuộc tiến công của Liên Xô là nhân tố quyết định khiến chính phủ Ba Lan hiểu rằng cuộc chiến đã ngã ngũ. Tuy vậy chính phủ Ba Lan từ chối đầu hàng, thay vào đó ra lệnh tất cả các đơn vị quân đội di tản khỏi Ba Lan và tập hợp lại tại Pháp.

Ngày 27 tháng 9 năm 1939, thủ đô Warszawa của Ba Lan chính thức bị quân Đức chiếm. Ngày 6 tháng 10 năm 1939, cuộc tấn công Ba Lan chấm dứt, lãnh thổ Ba Lan đã bị chiếm giữ bởi Đức Quốc xã, trong khi các vùng phía Đông được trả về cho Liên Xô.

Sự lừa dối của đồng minh Anh  – Pháp

Sự sụp đổ nhanh chóng của Ba Lan có lý do khách quan là sự vượt trội về công nghệ quân sự của Đức, còn lý do chủ quan là vì họ quá tin vào lời hứa của Anh-Pháp sẽ nhanh chóng tiếp viện cho Ba Lan, nhưng thực tế viện trợ đã không đến. Thực tế Ba Lan đã bị đồng minh của họ bỏ rơi, vì khi Đức tấn công Ba Lan, quân Anh-Pháp có tới 110 sư đoàn đang áp sát biên giới Đức so với chỉ 23 sư đoàn của Đức, nếu Anh-Pháp tấn công thì sẽ nhanh chóng buộc Đức phải rút quân về nước.

Nhận xét của tướng Đức

Siegfried Westphal

Tư lệnh kỵ binh Đức Quốc xã Siegfried Westphal từng nói, nếu quân Pháp tấn công trong tháng 9 năm 1939 vào chiến tuyến Đức thì họ “chỉ có thể cầm cự được một hoặc hai tuần”. Riêng ở đồng bằng Saar tháng 9 năm 1939, binh lực Pháp có 40 sư đoàn so với 22 của Đức, phía Đức không có xe tăng và chỉ có chưa đầy 100 khẩu pháo các cỡ, quá yếu ớt khi so sánh với trang bị của Pháp (1 sư đoàn thiết giáp, ba sư đoàn cơ giới, 78 trung đoàn pháo binh và 40 tiểu đoàn xe tăng).

Alfred Jodl

Tướng Đức Alfred Jodl từng nói: “Chúng tôi (Đức) đã không sụp đổ trong năm 1939 chỉ do một thực tế là trong chiến dịch Ba Lan, khoảng 110 sư đoàn của Anh và Pháp ở phương Tây đã hoàn toàn không có bất cứ hoạt động gì khi đối mặt với 23 sư đoàn Đức”

800px-Maginot_Line_ln-en
Biên giới Pháp – Đức. Khoảng 110 sư đoàn của Anh và Pháp ở phương Tây đã hoàn toàn không có bất cứ hoạt động gì khi đối mặt với 23 sư đoàn Đức (Ảnh: wikipedia)

Hi vọng trong vô vọng

Sau khi bị Đức tấn công. Kế hoạch của Ba Lan là bố trí các lực lượng phòng thủ dọc quanh biên giới Ba Lan-Đức và hi vọng vào sự giúp đỡ của Anh và Pháp như họ đã hứa khi chiến tranh xảy ra. Thực tế sau đó đã chứng minh Ba Lan đã bị 2 đồng minh Anh-Pháp bỏ rơi khi chiến tranh bắt đầu. Tuy vậy chính phủ Ba Lan vẫn không tỉnh ngộ, trong các kế hoạch rút lui của quân đội Ba Lan vẫn hi vọng và mong chờ vào sự giúp đỡ của Anh – Pháp. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra.

Đánh giá

Cuộc tấn công Ba Lan đã chính thức mở đầu cho chiến tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi nhanh chóng của Đức Quốc xã khiến cho thế giới phải sững sờ khi chưa đầy 1 tháng, quân đội Đức đã nghiền nát 1 nước có lục quân đứng hàng thứ 5 ở Châu Âu. Sự thất bại của quân đội Ba Lan nguyên nhân chính là vì đường lối chiến tranh sai lầm, sử dụng chiến thuật chiến tranh lạc hậu và cuối cùng trở thành con tốt thí cho chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức Quốc xã.

Hy vọng

 

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Featured

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…