Home Câu chuyện lịch sử Đế quốc Hung: suy vong (P 1): Âm mưu của Attila

Đế quốc Hung: suy vong (P 1): Âm mưu của Attila

0
1,936
Nibelungenlied

Honoria gửi lời cầu cứu

Honoria
Justa Grata Honoria (417-455) em gái của Valentinianus III (Ảnh: wiki)

Việc này bắt đầu khi hoàng đế La Mã, Valentinian, phát hiện ra em gái mình, Honoria có tình cảm với Eugenius. Valentinian không ngừng lo lắng về người mà Honoria xinh đẹp có thể cưới, bởi vì nếu có bất cứ điều gì không hay xảy ra với ông thì người đó sẽ  trở thành hoàng đế tiếp theo của phương tây. Nếu cô cưới một người tàn nhẫn, tham vọng thì người em rể mới của ông có thể sắp đặt để ông thoái vị. Nếu cô cưới một người yếu đuối, mù quáng như Eugenius thì chính Honoria có thể sắp đặt việc đó vì cô có thể cai trị thông qua người chồng mới cưới.

Valentinian đã xử tử Eugenius và hứa hôn em gái của ông cho một người có thể tin cậy và điềm tĩnh trong Hội đồng Nguyên lão, Flavius Bassus Herculanus.

Honoria đã gửi lời cầu cứu của cô tới một quốc vương duy nhất ở châu Âu không phải là người La Mã mà đủ mạnh để giúp cô ấy: Attila người Hung. Cô sai một nô lệ chuyển lời nhắn cùng với chiếc nhẫn khắc dấu hiệu của cô ấy cho Attila để thể hiện lời nhắn là thật. Attila nhận lấy chiếc nhẫn như là vật làm tin của Honoria đưa để hai người kết hôn. Attila biết công nương La Mã rất xinh đẹp, hơn nữa là công nương La Mã đương nhiên  cũng rất giàu có. Tuy nhiên cả vẻ đẹp lẫn vàng bạc đều không làm ông quan tâm. Ông có thể có tất cả những phụ nữ đẹp mà ông muốn. Một người La Mã là khách mời đám cưới của Attila đã miêu tả về vàng và những đồ vật thể hiện sự giàu sang:

“Trong khi những cao lương mỹ vị đã được chuẩn bị, được bày trên đĩa bạc cho chúng tôi và tất cả những người man rợ khác thì thức ăn của Attila chẳng có gì ngoài thịt bày trong một chiếc đĩa gỗ. Attila thể hiện sự điềm đạm, anh ta dành cốc vàng và bạc để mời khách trong bữa tiệc nhưng mình thì dùng cốc gỗ. Trang phục của anh ta cũng đơn giản, chẳng có gì đáng chú ý ngoài việc nó trông sạch sẽ và chẳng có gì đặc biệt ngoài thanh gươm bên cạnh anh ta cùng với những cái móc trên đôi giày cao cổ man rợ của anh ta, dây cương ngựa của anh ta, cũng giống như những người Scythian khác được trang trí bằng vàng, những viên ngọc quý hay bất cứ thứ gì quý giá”.

Âm mưu của Attila

 Đối với Attila chỉ có một mục tiêu duy nhất là quyền lực. Và chỉ có một cách để nắm được quyền lực: kiểm soát những chiến binh. Với ông những chiến binh thiện chiến nhất là các bộ tộc du mục như người Hung, Alans hay Goth và các bộ tộc Đông Đức khác trong đám người của ông. Trong vương quốc của ông có phần lớn các bộ tộc du mục ở châu Âu  nhưng ông muốn cả những người đã chạy trốn từ Hung vào Đế quốc La Mã. Hiện giờ, hầu hết bọn họ đang ở Gaul.

Attila nói Gaul sẽ là của hồi môn tuyệt vời của Honoria. Attila cho gọi viên quan văn, Orestes, một người La Mã đã gia nhập vào nhóm người Hung từ lâu và bây giờ là một quý tộc rợ Hung. Ông ra lệnh cho Orestes viết một bức thư cho Valentinian để nói với hoàng đế La Mã rằng Khakhan của người  Hung đang đến đòi cô dâu của mình.

Attila thực sự là một khakhan (vua của các vua). Sau khi những người dân của ông đi về phía Tây với việc đánh bại người Avar (xem Adrianople, trang 63), họ đã sáp nhập những người Alan đầu tiên sau đó đến các bộ tộc khác của Đức vào đế quốc của họ. Attila có thể tập hợp một đội quân lớn như bất cứ đội quân nào của Đế quốc La Mã. Thực tế, đội quân của Attila và đội quân La Mã có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đội quân phần lớn là người Đức và kỵ binh, hơn nữa tướng chỉ huy quân La Mã  là một người bạn cũ của Attila.

Aetius

Diptych_Aetius
Flavius Aetius (396-454), Quận công kiêm quý tộc, là danh tướng La Mã vào thời kỳ cuối của Đế chế Tây La Mã. (Ảnh: wiki)

Flavius Aetius là con trai của một viên tướng La Mã. Khi còn bé, ông được gửi sang triều đình của Khakhan người Hung để làm con tin. Ở đó ông bắt đầu tình bạn với Attila. Trong tình trạng hỗn loạn ở đế quốc La Mã phương Tây thì đây là một tình bạn may mắn. Aetius có thể thuê những lính đánh thuê rợ Hung của Attila để thực hiện ý định chống lại những viên tướng La Mã và những vị vua của người man rợ đang lang thang trong đế quốc La Mã. Mặc dù đội quân La Mã đã có nhiều kỵ binh hơn nhưng những viên tướng La Mã vẫn suy nghĩ như bộ binh, những người Đức man rợ cưỡi ngựa nhưng họ không thể bắn trên lưng ngựa vì vậy các cung thủ của họ là bộ binh. Aetius gặp một chút khó khăn trong việc chỉ huy những cung thủ cưỡi ngựa người  rợ Hung theo hàng ngũ.

Khi nghe tin em gái mình thông đồng với Attila, ý nghĩ đầu tiên của Valentinian là xử tử cô. Tuy nhiên, Marcian, hoàng đế La Mã phương Đông và mẹ của Valentinian, Placidia cấm ông làm điều đó. Placidia từ một công nương La Mã trở thành nữ hoàng Gô-tích, hoàng hậu La Mã và là hoàng hậu nhiếp chính duy nhất của đế quốc La Mã phương Tây khi Valentinian chưa đến tuổi trưởng thành. Placidia là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh và quyết đoán vì vậy Valentinian không thể lờ đi ý muốn của bà. Valentinian cam chịu để Honoria tiếp tục sống và ra lệnh cho Aetius xây dựng một đội quân.

Aetius được những nhà sử học tôn vinh ông là “người cuối cùng của La Mã” trong khi Attila thường bị mô tả như một quái vật. Mặc dù vậy, một sứ giả La Mã biết Attila là Priscus đã miêu tả ông là “một người hiếu chiến, thận trọng nhất khi hành động, oai vệ khi bàn bạc triều chính, khoan dung độ lượng với những người cầu xin, hào phóng với những người ông tin cậy”. Ngược lại, một lần Aetius đã nói với bạn ông, Boniface, Tổng chỉ huy quân đội La Mã, rằng Placidia định giết Boniface. Aetius khuyên Boniface nếu nữ hoàng triệu Boniface đến thì cách duy nhất để giữ mạng sống là không đi. Sau đó, Aetius lại nói với Placidia rằng Boniface đang dự định nổi dậy. Placidia cho gọi Boniface nhưng Boniface không đến. Aetius, với sự giúp đỡ những lính đánh thuê rợ Hung, sau đó đã lên làm Tổng chỉ huy quân đội La Mã. Cuối cùng, Placidia hiểu ra việc Aetius đã làm và để cho Boniface biết rằng mọi chuyện đã được tha thứ. Boniface quay trở về và đánh bại Aetius, Aetius đã chạy trốn sang chỗ bạn ông là Attila. Sau đó, người ta nói Boniface chết vì những nguyên nhân ngẫu nhiên và Aetius lại trở thành Tổng chỉ huy quân đội La Mã.

Một trong những rắc rối của Aetius là người Visigoth. Vua Visigoth đã cố gắng liên minh với vương quốc hùng mạnh của người Vandal ở châu Phi. Ông ta đề xuất một cuộc hôn nhân giữa con gái mình và con trai của vua Vandal. Liên minh đó sẽ làm những người man rợ ở phương Tây quá mạnh so với Aetius. Vì vậy, viên tướng La Mã đã viết thư cho vua Vandal, Gaiseric, đổ tất cả thói xấu cho cô gái Visigoth và nói cô ấy không xứng đáng với gia đình của Gaiseric. Đúng như Aetius dự đoán, sau đó vua Vandal đã cắt tai, cắt mũi của cô gái và gửi về cho cha của cô ấy.

Người Visigoth chắc chắn không biết việc Aetius trao đổi thư từ với Gaiseric. Dù có bất cứ chuyện gì, nỗi sợ người Hung đã khiến người Visigoth gia nhập vào đội quân của Aetius. Những người Visigoth và Ostrogoth còn lại đã đi vào đế quốc La Mã từ khoảng 70 năm trước, họ chiếm một phần ba trong số quân của Aetius. Họ ở dưới quyền Theodoric, vua của người Visigoth. Thêm vào đó, còn có một đạo quân người Alan có mặt ở khắp mọi nơi và một đám kỵ binh người Frank đông đảo. Tất nhiên, đội quân chính quy của La Mã hầu hết là những lính đánh thuê người Đức.

Kết luận

Như vậy bởi lòng tham quyền lực Attila đã lợi dụng lời cầu cứu của công chúa La Mã Honoria để quyết định xâm lược La Mã. Điểm yếu chết người của Attila không phải ở đội quân của ông mà là ở đối thủ: Aetius, một người bạn cũ của Attila hiểu ông và quân đội của ông như lòng bàn tay. Điều này được thể hiện qua trận chiến quyết định Chalons (451)

Hy vọng (TH)

 

 

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Câu chuyện lịch sử

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…