Home Lịch sử Đế quốc Hung: suy vong (P 2): Trận Chalons

Đế quốc Hung: suy vong (P 2): Trận Chalons

1
1,247
Chalons

Trận Chalons, hay còn gọi là trận đồng bằng Catalaunian hoặc trận Campus Mauriacus, diễn ra vào năm 451 giữa một bên là người Hung cùng các đồng minh do vua Attila chỉ huy đối đầu với một liên minh do Đại tướng quân La Mã Flavius Aetius thống suất, bao gồm đế quốc Tây La Mã, người Visigoth cùng một số quốc gia khác của người German.

Attila_in_Gaul_
Con đường tiến quân của Attila vào Gaul (ảnh: Wiki)

Diễn biến

Mặc dù cuộc giao chiến giữa hai đội quân được gọi là Trận chiến Chalons nhưng thực ra trận chiến này diễn ra ở gần Troyes hơn. Aetius bố trí quân của mình trên dãy đồi hình chữ U. Aetius bố trí lực lượng mạnh nhất của mình, những người Visigoth và La Mã ở hai bên sườn. Ở trung tâm, ông sắp đặt người Alan và người Frank. Những người La Mã không tin tưởng người Alan, vì họ giống người Hung hơn là người Đức. Về phần người Frank, họ là người Tây Đức đến từ khu vực Rhine, sống trong một vùng rừng rậm và những nông trang nhỏ, hoàn toàn khác với những người Đông Đức sống trên thảo nguyên.

Người Frank là bộ binh và mọi người La Mã đều biết trong trận chiến bộ binh không thể sánh với kỵ binh. Hannibal đã bố trí những binh lính mà ông không mấy tin tưởng, những người Gaul, vào giữa hàng ngũ và dựa vào kỵ binh, cùng bộ binh hạng nặng của châu Phi để đập tan hai bên sườn của quân La Mã và tấn công phía sau họ. Tuy nhiên, những người Gaul của Hannibal có thể rút lui trước bộ binh La Mã và đưa họ vào bẫy. Bộ binh người Frank thì không đủ linh hoạt để rút lui trước kỵ binh của Attila. Người Frank đã gìm chặt quân La Mã ở tại chỗ. Quân La Mã dàn trận thực sự ấn tượng. Attila đã bố trí một cái trại bằng xe ngựa và dựng một giàn thiêu ở giữa nó. Attila nói nếu bị đánh tan tác, ông sẽ chết tại đó, điều này cho thấy “vua của thế giới” – ông tự xưng như vậy – cảm thấy không tự tin hoàn toàn.

Chalons
Quân Hung trong trận chiến tại Chalons
vẽ bởi Alphonse de Neuville (1836–1885)

Attila đánh giá về người Alan khác với Aetius. Ông sắp xếp họ vào giữa hàng ngũ cùng với những người Hung của mình.  Attila dự định tấn công mạnh nhất vào trung tâm hàng ngũ của quân La Mã. Ở trung tâm hàng ngũ của quân La Mã là người Alan nhưng cũng có cả người Frank. Người Frank không phải là bộ tộc du cư – họ là những nông dân, họ không có kỵ binh và có rất ít cung thủ. Một cuộc tấn công vào trung tâm gần như chắc chắn sẽ đánh bại người Frank và phá vỡ thế trận của quân La Mã.

Attila nói với các khan rợ Hung và vua của các bộ tộc người Đức rằng: “Hãy tìm chiến thắng ở chỗ đó, khi những cái gân bị cắt thì tay chân sẽ trở thành tàn phế”.

Tiếng trống của người Hung vang như sấm và những người Hung cùng với người Alan của Attila đã bắn hàng đám tên lao vun vút vào hàng ngũ quân La Mã. Sau đó toàn bộ đội quân của Attila phi nước đại về phía trước. Bởi vì chỉ có người Hung và Alan là những cung thủ cưỡi ngựa nên Attila phải chiến đấu theo kiểu của người Đông Đức – tấn công dữ dội giống như bò đực bằng những cây giáo. Những người Hung và Alan có thể tấn công mạnh như bất cứ người Đức nào. Những người Hung của Attila có áo giáp sắt dày hơn nhiều so với tổ tiên của họ còn những người Alan đã nghĩ ra kiểu tấn công này. Bên cánh phải của Attila là người Ostrogoth và Slav còn bên cánh trái là người Gepid, Herul, Lombard và một phần nhỏ là các bộ tộc người Đức.

Khi lính của Attila đến gần trung tâm của quân La Mã thì những cái rìu ngắn và sắc bén lao đến như mưa, chém xuyên qua áo giáp sắt, khiên bảo vệ và đập vỡ sọ của những con ngựa tấn công quân La Mã. Người Frank đã ném vũ khí của dân tộc họ, gọi là francisca. Sau đó, tấn công kỵ binh người Hung, đánh gục cả người và ngựa bằng giáo và gươm. Trước đó, người Hung chưa bao giờ thấy bộ binh tấn công kỵ binh. Khi đó, những người Alan to khỏe, mặc áo giáp sắt dày bên phía quân La Mã cũng tấn công. Tuy nhiên, họ không áp đảo được kẻ địch bởi vì một số đối thủ của họ cũng là người Alan, những người Alan luôn luôn đánh lẫn nhau. Tấn công bên phía cánh trái của người Hung, những người lính La Mã có tính kỷ kuật và giỏi hơn đã giúp những người Đức trong quân đội chính quy của La Mã giành được lợi thế trước các bộ tộc nhỏ của Đức trong đội quân của Attila.

Bên cánh phải quân Hung, người Ostrogoth và Slav đang chiếm ưu thế hơn những người họ hàng phương Tây của người Ostrogoth là Visigoth. Attila khéo léo chuyển người Hung và Alan sang cánh phải và dồn về phía trước. Trong cuộc hỗn chiến, vị vua già Theodoric đã ngã ngựa và bị giẫm chết. Một người Visigoth hét lên: “Họ đã giết nhà vua”. Những người khác liền hét lên: “Hãy trả thù cho nhà vua của chúng ta”. Những người Visigoth vô cùng giận dữ, họ cũng tiến lên. Attila đã cho đánh trống thu quân. Quân đội rợ Hung phi nước đại về trại xe ngựa trong khi người Hung và Alan lùi lại để cản những mũi tên bắn theo họ.

Song không ai đuổi theo người Hung. Người Visigoth đã mất thủ lĩnh của họ và người Frank không thể đuổi theo kỵ binh. Nhưng điều quan trọng nhất là Aetius không đủ khả năng tiêu diệt đội quân của Attila bởi vì người Hung là lực lượng duy nhất mà Aetius có thể kêu gọi để đàn áp các bộ tộc Đức. Aetius đã may mắn: ông đã thắng người Hung mà đội quân của họ còn nguyên vẹn và bạn của ông, Attila, vẫn còn sống. Ông vẫn có thể thuê những lính đánh thuê rợ Hung. Ngay bây giờ, ông muốn bắt được những người Visigoths đã phân tán khắp nơi. Aetius gợi ý cho con trai của Theodoric, Thorismund, rằng anh ta nên khẩn trương về nhà trước khi có người có thể cướp ngai vàng của anh ta. Thorismund biết những người dân của mình mong muốn cướp ngôi vì vậy anh ta đồng ý với Aetius và dẫn đội quân của anh ta đi. Quân La Mã dõi theo Attila một lúc rồi sau đó cả hai đội quân cùng trở về.

Những quyết định bất ngờ

 Lúc đầu, có vẻ như trận chiến Chalons không mang tính quyết định. Attila không cho rằng mình thua trận. Ông không đốt giàn hỏa thiêu của mình và cũng không đồng ý cho Aetius mượn thêm binh lính nữa. Thay vào đó, năm sau ông xâm lược Italy, ông vẫn tìm kiếm Honoria và của hồi môn của cô. Aetius không thể ngăn chặn Attila. Những người Đức ở Gaul và Tây Ban Nha quá bận rộn với việc riêng của họ nên không thể cứu một nước láng giềng. Attila tàn phá Italia rồi tiến xuống tận cổng thành La Mã. Sau đó ông  quay trở lại. Những nhà sử học hiện đại đi tìm lý do tại sao Attila lại quyết định như vậy, họ nói rằng những người Hung đã phải chịu bệnh tật và cái đói. Tuy nhiên, những sử gia cùng thời với Attila lại nói rằng Giáo hoàng Leo I đã gặp Atilla và thuyết phục ông quay về. Liệu Leo có khiến Attila nể sợ hay không không quan trọng. Điều quan trọng là những người dân tin tưởng rằng Leo đã làm như vậy. Sự tàn ác và thờ ơ của những vị hoàng đế, những vị vua và tướng đã khiến những những người dân của họ phải chịu đau khổ, khiến người dân bắt đầu mất lòng tin vào họ. Aetius đã mặc kệ những người Hung tàn phá Italia. Trong khi đó Leo đã ở cùng với những người dân của mình và thay vì chạy trốn, ông đã đối mặt với vị vua man rợ. Cuối cùng những người man rợ đã trở về nhà. Những người lãnh đạo thế tục – những vị thần trong dòng tu ngoại giáo cũ – giờ chỉ là những kẻ bạo ngược chỉ không đáng tin cậy. Người dân đặt lòng tin vào những giáo sĩ, thậm chí tin tưởng rằng họ có thể thực hiện những phép màu. Thời trung cổ đã bắt đầu và đế quốc La Mã phương tây đã sụp đổ.

Một năm sau cuộc xâm lược Italia, Attila cưới một người vợ mới, một cô gái người Đức xinh đẹp tên là Idilco hay Hilda. Attila thường uống nhiều rượu. Đêm đó, ông bị chảy máu cam rất nhiều trong khi đang ngủ và chết vì mất quá nhiều máu. Lo sợ những kẻ cướp, người Hung chôn cất Attila và kho báu của ông ở trong một ngôi mộ nhưng không đánh dấu. Họ không để lại lăng mộ cho vị vua vĩ đại, tất cả những thứ còn lại là những truyền thuyết về ông trong văn học dân gian của Trung Âu.

 Sau khi khakhan vĩ đại qua đời, những người Đức trong đế quốc của ông tự hỏi tại sao họ lại phải chiều theo người Hung. Trận Chalons đã chứng tỏ rằng những người Đức có thể thắng người Hung và ở đó có nhiều người Đức hơn người Hung. Trong trận chiến Nedao diễn ra một năm sau khi Attila mất, những người Đông Đức đã chấm dứt sự tồn tại của đế quốc của người Hung mãi mãi.

Kết luận

Như vậy trận chiến Chalons ý nghĩa không nằm ở thắng lợi của hai bên tham chiến mà là để người Đức hiểu được sức mạnh của mình: họ có thể thắng người Hung và nhiều hơn nữa. Chính điều này đã kết thúc sự tồn tại của đế quốc người Hung ở châu Âu.

 

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Lịch sử

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…