Home Tin nổi bật Đời người ngắn ngủi như giấc mộng, vinh hoa phú quý được mấy thu?

Đời người ngắn ngủi như giấc mộng, vinh hoa phú quý được mấy thu?

0
1,431
dao-si
dao-si
Quyển thứ 17 trong bộ “Đại Bình Quãng Ký” kể một câu chuyện khiến ta thức tỉnh.

Ba người Bùi Kham, Vương Kính Bá và Lương Phương kết nghĩa bạn tốt hiếm có trên thế gian. Vào năm đại nghiệp Tùy Dương Đế, ba người bạn cùng nhau vào núi Bạch Lộc học đạo. Họ cho rằng có thể cầu được thuốc tiên trường sinh bất lão. Còn công phu đi mây về gió, mọc cánh thành tiên thì chỉ cẩn khổ luyện, sớm muộn gì cũng sẽ thành công.

Thế nhưng họ đã trải qua mười mấy năm tu luyện nội công, thu thập thuốc tiên, nhiều lần trải qua vô vàn gian khổ, tay chân đều để lại rất nhiều vết chai sần mà lại chẳng có được gì cả.

Vương Kính Bá và Bùi Kham, chí hướng khác biệt

Sau khi Lương Phương qua đời, Vương Kính Bá nói với Bùi Kham: “Chúng ta xa xứ, từ bỏ xa hoa phú quý trên thế gian để vào núi sâu rừng già, không được nghe âm nhạc tuyệt vời, không được ăn cao lương mỹ vị, không được ngắm nữ sắc. Chúng ta rời khỏi phủ đệ hoa mỹ để đến ở nhà tranh, tự xem hưởng lạc là điều hổ thẹn, tự chịu đựng sống cuộc sống kham khổ, cô độc.

Tất cả những điều này đều là vì để thành tiên, ngày nào đó có thể cưỡi hạc vượt mây bay đến Bồng lai tiên cảnh. Cho dù không thành tiên được thì cũng hy vọng có thể trường sinh bất lão cùng trời đất.”

Lại nói tiếp: “Thế nhưng nay chẳng thấy tiên cảnh nơi đâu, trường sinh cũng chẳng tin tưởng được, nếu chúng ta tiếp tục chịu khổ ở đây thì chỉ có chết mòn trong núi mà thôi. Tôi tính mau chóng rời khỏi núi, quay lại cuộc sống xa hoa, ăn sung mặc sướng, thưởng thức âm nhạc, gần gũi mỹ nữ, du ngoạn thắng cảnh kinh thành. Chơi đủ rồi thì lại theo đuổi công danh địa vị, lưu danh thế gian.”

Vương Kính Bá cao hứng: “Ngay cả không thể ngao du thiên cung, không cưỡi thiên mã thần long, nghe phượng ca xem loan vũ, không thể ngày ngày bầu bạn cùng thần tiên, nhưng ở nhân gian vẫn có thể làm quan mặc áo bào mang thắt lưng vàng, ngày ngày lui tới chỗ các quan lớn, còn có thể treo ảnh chính mình ở “Lăng Yên Các” nơi Thiên Tử ghi công, còn vinh quang nào hơn nữa. Vì cớ gì mà chúng ta lại không quay về đi? Hà tất phải chờ chết vô ích ở nơi núi non này!”

Bùi Kham nói: “Ta đã sớm nhìn rõ hồng trần, vinh hoa phú quý trong nhân gian chỉ xem như mây khói. Người đã tỉnh dậy từ trong mộng nào có thể quay trở vào trong mộng đây?”

Vương Kính Bá tạm biệt Bùi Kham, rời núi đi nhận chức

Mặc cho Bùi Kham có giữ lại thế nào Vương Kính Bá cũng không nghe mà một mình rời khỏi núi. Khi ấy là năm đầu Đường Thái Tông, Vương Kính Bá chẳng những được khôi phục chức quan trước kia, mà còn được tham gia kỵ binh hộ giá nhà vua.

Đại tướng quân Triệu Phỉ gả con gái cho ông, chẳng bao lâu sau ông được thăng chức trong triều đình Đại Lý, khoác hồng bào lên mình. Có một lần ông phụng mệnh đi sứ Hoài Nam, đi thuyền đến Cao Bưu, khi đó đội tàu của ông bày nghi thức nghiêm ngặt, vô cùng uy phong khiến tàu của người dân trên sông đều tránh không dám đi.

Lúc này trời đang mưa lất phất, bỗng nhiên một chiếc thuyền cá xuất hiện phía trước đội tàu của ông, trên thuyền có một người đánh cá mặc áo rơm, đầu đội nón lá. Chiến thuyền chèo rất nhanh ngang qua đội tàu như một cơn gió.

Vương Kính Bá rất không vui, nghĩ thầm thâm ta là sứ thần được triều đình phái đi, ai nấy đều phải kính sợ tránh đi, vậy mà người đánh cá kia sao lại dám làm càn như vậy chứ? Ông nhìn kỹ thì nhận ra người đánh cá kia chính là Bùi Kham, người năm ấy tu đạo cùng ông ở trong núi. Ông lập tức phái tàu đuổi theo.

Chim trên trời, cá dưới sông đều có thú vui riêng

Sau khi đuổi kịp Bùi Kham, Vương Kính Bá ra lệnh cho người neo thuyền của Bùi Kham ở phía sau tàu của ông rồi mời Bùi Kham lên tàu. Ở trên tàu, Vương Bá Kính nắm lấy tay Bùi Kham và nói:

“Lão huynh khi đó nhất quyết dứt bỏ công danh lợi lộc trên đời, không chịu xuất núi cùng ta, một lòng tu đạo. Vậy bây giờ huynh có được gì đâu? Chẳng phải chỉ là một người đánh cá trên sông thôi sao?

Cho nên ta thấy chuyện tu đạo thật sự rất hại người. Người xưa hiểu được đời người khốn khổ nên cố mà hưởng lạc, thậm chí đốt đèn lên không để cho màn đêm buông xuống, hà tất ta phải phí hoài những năm tháng tuổi trẻ chứ? Ta chỉ mới xuất núi vài năm thì đã làm đến chức Úy bình sự trong triều đình rồi, do ta phá án lập công được triều đình tán thưởng, Thiên tử đã đặc biệt cho ban cho ta mặc hồng bào.

Gần đây ở Hoài Nam có một vụ án vẫn chưa phá được truyền đến tận Đại Lý, Hoàng Thượng ra lệnh phái một vị quan giỏi đến Hoài Nam hợp tác tra án, ta được chọn nên mới có chuyến đi đến Hoài Nam này đây. Ta bây giờ cũng chẳng thăng chức nhanh chóng gì, nhưng cũng còn tốt hơn là làm ông lão trong núi rất nhiều. Bùi huynh lại vẫn như trước, nguyện mai một chính mình ở trong núi, ta thật không thể hiểu được. Chẳng hay Bùi huynh có cần gì không, ta nhất định sẽ đáp ứng yêu cầu của huynh.”

Bùi Kham nói:

“Tuy ta chỉ là thường dân sống trong núi mà thôi, nhưng từ lâu ta đã quen với an nhàn. Ta giống như những con cá bơi lội dưới sông kia, ngươi lại như loài chim điểu bay lượn trên trời, hai ta có thú vui của riêng mình, ngươi hà tất phải khoe hư danh vi lợi của ngươi với ta? Những thứ cần thiết trong cuộc sống thì ta đều sung túc cả, ngươi có thể tặng gì cho ta được chứ?

Ta đang cùng người bạn trên núi đến Quảng Lăng bán thuốc cũng đã có nơi nghỉ chân. Ở phía đông Thanh Viên lâu có một vườn hoa anh đào độ mấy mét, dọc theo vườn anh đào về phía bắc có một cái cửa, đó chính là nhà của ta. Nếu ngươi có thời gian rỗi có thể đến đó tìm ta.” Nói xong, Bùi Kham rời đi ngay.

Vương Kính Bá đến gặp Bùi Kham, tâm tình chuyển biến

Hơn mười ngày sau khi Vương Bá Kính đến Quảng Lăng, lúc rảnh rỗi nhớ đến lời Bùi Kham nói. Ông muốn đi tìm Bùi Kham, tìm đến được vườn đào, quả nhiên có một cái cửa xe, sau khi tìm hiểu thử thì quả thật là Bùi gia.

Vương Bá Kính được dẫn vào trong, ban đầu xung quanh rất yên tĩnh hoang vắng, nhưng càng đi thì cảnh sắc càng đẹp. Đi được mấy trăm bước lại đến một cái cửa lớn, bên trong lầu các trùng trùng, hoa quả sum xuê cứ như không phải nơi ở của người phàm vậy. Sương mù bao phủ, cảnh sắc vô cùng xinh đẹp đến mức khó mà hình dung nổi. Từng cơn gió thổi qua người khiến tinh thần sảng khoái, lâng lâng giống như đang ở trên mây.

Lúc này tâm trạng của Vương Bá Kính có chuyển biến lớn, ông cảm thấy được làm quan thật ra chẳng có ý nghĩa gì cả, bản thân hệt như một con chuột chạy vòng quanh, những kẻ quanh mình cũng hèn mọn chẳng kém những con kiến nhỏ bé.

Chỉ một lúc sau, ông nghe thấy tiếng hai thanh kiếm chạm vào nhau, có hai cô gái áo xanh bước ra nói rằng: “Bùi lang đến rồi.” Nhìn thấy người đang đi đến trước mặt đây quần áo gọn gàng, dáng vẻ thong thả, Vương Bá Kính vội vàng cúi chào, nhưng khi ngẩng đầu lên thì đó chính là Bùi Kham.

Bùi Kham an ủi Vương Bá Kính: “ngươi làm quan đã lâu trong nhân gian, quen ăn thịt bò tanh nồng, lòng tham lộ rõ, như đeo gánh nặng trên lưng bước đi thật gian nan.” Bùi Kham mời Vương Bá Kính đến phòng khách, chỉ thấy trong phòng trưng đầy những thứ quý giá, bình phong đều là những bức tranh họa hạc tiên.

Chỉ một lúc sau, bốn cô gái áo xanh cầm khay ngọc bích bước vào, những thứ bên trong sáng lấp lánh, đây đều chẳng phải là những thứ có trong nhân gian. Tiệc rượu bày lên cũng là những món chưa từng thưởng thức bao giờ. Khi trời sẩm tối, Bùi Kham mời Vương Kính Bá vào trong nhà, đèn trong phòng rực rỡ sắc màu khiến cho căn phòng trở nên mê ly. Sau đó lại có hai mươi cô gái chơi nhạc tuyệt đẹp bước vào ngồi trước mặt Vương Kính Bá.

Vương Kính Bá ý chí không kiên định, tu đạo sẽ chẳng thành

Bùi Kham nói: “Vương Kính Bá là bạn trong núi của ta, bởi vì ý chí tu đạo không kiên định nên bỏ lại ta mà xuống núi. Ly biệt mười năm, ông ấy mới làm được quan trong triều, lòng ông ấy đã hoàn toàn quay về phàm tục rồi.” Bùi Kham nói xong liền bảo các cô gái diễn tấu. Tuy ca khúc và âm nhạc không giống như diễn tấu đại danh khúc “Vân Môn Đại Cuốn” và “Thiều Nhạc”, nhưng giai điệu vô cùng trong trẻo, uyển chuyển êm tai, khách và chủ kính rượu đều rất vui vẻ.

Đến khi trời sáng, Bùi Kham gọi quản gia đến đưa họ Triệu về và nói:

“Căn phòng này là cửu thiên họa đường, người phàm không thể vào được. Nhưng ta và Vương Bá Kính là bạn cùng tu đạo năm xưa, đáng tiếc ông ấy mê đắm vì những vinh hoa trên đời, tự mình cam tâm lên núi đao xuống biển lửa, thông minh lại bị thông minh lừa, bỏ bao tâm kế lại thành ra tự hại minh. Từ nay về sau phải chìm nổi trong cuộc sống khổ ải nhìn không thấy tương lai, cho nên mới cố ý mời ông ấy đến đây muốn ông ấy thông suốt, tỉnh ngộ. Sau lần gặp gỡ hôm nay, sau này e khó mà gặp lại.”

Bùi Kham lại nói với Vương Bá Kính: “ngươi thân mang việc công lại ở trong này, thuộc hạ sẽ hoảng loạn vì không tìm thấy ngươi. Trước tiên ngươi hay quay về nơi ở của ngươi đi. Trước khi ngươi quay về kinh phụng mệnh thì còn có thể lại đế thăm ta, đường đời còn dài lâu. ngươi sống trên đời thường thường sẽ có vô vàn ưu sầu, hy vọng ngươi hãy biết trân trọng.” Vương Kính Bá cũng cáo từ Bùi Kham.

Năm ngày sau, Vương Kính Bá làm xong nhiệm vụ phải hồi kinh, ông lại lén tìm đến Bùi Kham, muốn chào từ biệt. Nhưng đến vườn đào thì bên trong cánh cửa không có khu nhà đẹp đẽ của Bùi Kham, mà chỉ là một khu đất hoang đầy cỏ dại. Ông quay về mà lòng rất phiền muộn.

Phép thuật của thần tiên có thể đạt đến trình độ này, chính là để tạo ra ảo ảnh mê hoặc người sao? Đương nhiên không phải, mà là để dẫn dắt mọi người giữ vững ý chí tu đạo, đây là điều mà người bình thường không thể lý giải được.

Tuy rằng đây là một câu chuyện xưa về tu luyện đạo giáo, nhưng lại giảng cho ta một chân lý: Người tu luyện phải kiên định thì mới có thể công thành viên mãn. Nếu bỏ dở nửa chừng, sẽ thất bại trong gang tấc, hối hận thì đã muộn.

Thuộc Quyển thứ 17 trong bộ “Đại Bình Quãng Ký” 

Trí thức VN

Xem thêm:

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Tin nổi bật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…