Home Featured Dù hay đánh trò, người thầy ngày xưa vì sao rất được kính trọng?

Dù hay đánh trò, người thầy ngày xưa vì sao rất được kính trọng?

0
4,322
thay do xua

Không có sự đàm tiếu về phẩm hạnh người thầy

Thời xưa, thầy đồ được coi là người truyền thụ văn hóa, kiến thức và dạy chữ cho học trò. Thầy đồ được đánh giá là có lối sống chuẩn mực, tuy hà khắc nhưng hết mực vì học trò nghèo, mang tâm huyết để truyền thụ. Vì thế, thầy đồ rất được mến trọng, được cha mẹ gửi gắm con cái học hành với mong muốn đỗ đạt khoa cử, mang công danh cho dòng họ.

Nhiều gia đình có điều kiện còn gửi cả con ở nhà thầy đồ hoặc ở trọ gần đó thuận tiện cho việc học tập. Do đó, được thầy yêu mến như con, ngoài dạy chữ, dạy văn còn dạy cả cách ứng xử trong gia đình, làng xóm.

thay do xua
Thầy đồ đóng vai trò rất lớn trong việc nuôi dạy một con người, cả về học thức lẫn lễ giáo. (Ảnh: thuvienhuequang.vn)

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà thời phong kiến các hạng người trong xã hội được xếp theo thứ tự: Quân – Sư – Phụ, “sư” tức là thầy (sư phụ) chỉ đứng sau vua (quân vương), còn đứng trên cả phụ (phụ mẫu – cha mẹ).

Cũng chính vì trách nhiệm trồng người lớn lao như vậy nên làm thầy với đầy đủ ý nghĩa của chữ “thầy” là việc khó đối với cả các bậc danh nhân, họ đã dành cả một đời để học hành và giữ gìn phẩm hạnh, khi tiếng lành đồn xa thì mới được người đời suy tôn làm “thầy”, chứ không như ngày nay, chỉ được đào tạo gấp gáp ba bốn năm trong trường sư phạm là đã thành… “thầy”. Cũng chính vì ngày xưa, tiêu chuẩn làm “thầy” khắt khe như vậy nên thầy được cả xã hội kính trọng và hầu như không có sự đàm tiếu về phẩm hạnh người thầy.

Yêu cho roi cho vọt

Hồi đó, chỉ cần thầy cho vài roi, hay “dọa” trả về cho gia đình là sợ lắm, vì thế cái câu “thương cho roi cho vọt” cũng để chỉ việc dạy dỗ có phần phép tắc, hà khắc nhưng giúp ích nhiều trong nhận thức của học trò.

thay do
Thầy đồ được đánh giá là có lối sống chuẩn mực, tuy hà khắc nhưng hết mực vì học trò nghèo, mang tâm huyết để truyền thụ…(Ảnh: kienthuc.net)

Hình ảnh của thầy đồ ngày xưa vẫn còn lưu truyền trong các câu truyện dân gian, truyện tiếu lâm… đó là một người thầy đồ già, luôn hà khắc với học trò, thầy luôn xuất hiện với dáng vẻ đạo mạo, thư thái nhưng rất nghiêm nghị. Khi dạy học bao giờ cũng cầm chiếc roi mây trong tay, sẵn sàng vung roi vào tay, vào mông học trò nếu như viết sai hoặc lơ là việc học.

Chính vì sợ thầy mà người học trò xưa chăm chút từng nét chữ, nghiêm túc trong học hành. Ngọn roi của thầy là ngọn roi của một người có lối sống chuẩn mực, đức cao vọng trọng, nên rất “lành”, cũng là hoàn toàn là xuất phát từ tâm huyết với học trò, nên rất được các bậc cha mẹ tin tưởng, thậm chí “yêu cho roi cho vọt” trở thành một trong những tiêu chuẩn để thể hiện sự quan tâm của thầy đối với trò.

Thầy làm trung tâm

Triết lý giáo dục của người xưa được thể hiện một cách vô cùng giản dị: “không thầy đố mày làm nên” hoặc “muốn con hay chữ phải yêu quý thầy”. Theo cách nói mộc mạc ấy, người thầy là trung tâm, là yếu tố quyết định thành bại của sự nghiệp giáo dục. Nên đạo đức người thầy được đặc biệt coi trọng và cũng là một trong những bài học quan trọng bậc nhất để hậu nhân noi theo. Ngày nay không mấy ai là không biết ba chữ “Chu Văn An”, đó là người thầy đã sống cách đây gần một nghìn năm, nhưng tiếng thơm vẫn để muôn đời, thầy Chu Văn An được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:

An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông là Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học.

Dụ Tông ham chơi bời lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyên can, [Dụ Tông] không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sớ”. Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê.”

Chu Van AN
Thầy Chu Văn An, một trong những người thầy nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam. (Ảnh:wikipedia)

Ngày nay, quan điểm giáo dục đã thay đổi: lấy học sinh làm trung tâm. Với triết lý ấy, có người đã mạnh dạn phát biểu: “học trò cũng có thể là … thầy mình”, khiến cho hình ảnh người thầy đã bị hạ thấp xuống khá nhiều.

Những người thầy của bao đấng quân vương, những hiền tài mà lịch sử chắt chiu hàng nghìn năm mới có, “những người muôn năm cũ” ấy liệu có còn chút vương vấn gì với hậu thế ngày nay?

Hy vọng

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Featured

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…