Trang tin tức văn hoá, khoa học và công nghệ | Tạp chí tri thức

(Ảnh quý) Đường sắt Việt Nam thời Pháp thuộc

Đường sắt là một trong những phương tiện phổ biến nhất thế kỷ trước bởi tính cơ động cao, tải trọng cực lớn và tiêu tốt ít nhiên liệu. Nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế cũng như khai thác thuộc địa, đường sắt vốn phát triển ở Việt Nam từ rất sớm.

Sau khi ổn định công việc chinh phục ở Việt Nam, đầu năm 1897, người Pháp dã tập trung xây dựng tuyến đường sắt. Đến năm 1931 Việt Nam đã có 2.389 km đường sắt, với các tuyến đường Bắc – Nam, Hà Nội đi: Hải Phòng, Đồng Đăng Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Tháp Chàm – Đà Lạt và Sài Gòn – Lộc Ninh.

Đường sắt do đó gắn bó với rất nhiều thế hệ người dân Việt, tiếng còi tàu hỏa, tiếng máy nổ xình xịch đã đi vào cả văn thơ và tiềm thức của bao người.

Dưới đây xin mời quý độc giả cùng ngắm lại những bức ảnh về “Một thời vang bóng”:

Cầu Hàm Rồng trên tuyến đường sắt xuyên Việt xây dựng xong và đưa vào sử dụng năm 1904
Ga Hà Nội 1921-1935,
Ga Hà Nội 1921-1935
Ga Hà Nội trước năm 1927 mặt trước
Ga Lộc Ninh trên tuyến đường sắt Sài Gòn-Lộc Ninh
Một xưởng máy của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm năm đầu đi vào hoạt động 1905
Tàu hỏa Hà Nội-Hải Phòng đang chạy qua cầu Phú Lương, Hải Dương. Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng dài 102 km được người Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901
Trong toa hàng ăn trên tuyến Xuyên Việt 1921-1935.
Trong toa hạng tư, dành cho người ít tiền, thường mang theo đồ đạc cồng kềnh.

Nam Minh (TH)