Home Featured Học đại học – chi phí quá đắt để mua thứ quá rẻ

Học đại học – chi phí quá đắt để mua thứ quá rẻ

0
1,393
hoc dai hoc

Tốt nghiệp – thất nghiệp

Đây là hai cụm từ đi gần như song song, đó cũng là số phận của rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp.

that nghiep
Tranh biếm họa về tỉ lệ sinh viên đại học thất nghiệp cao ngất ngưởng

Trong khi tỉ lệ lao động thất nghiệp nói chung ở Việt Nam rất thấp 2,3%. Còn theo một thống kê gần đây của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: chỉ 19% làm đúng ngành nghề được đào tạo, 70,8% còn lại là làm trái nghề và 26,2 % thất nghiệp. Đó cũng là thực trạng chung của toàn hệ thống giáo dục đại học.

Con số đó nói lên điều gì?

Nếu bạn là một lao động bình thường, tỉ lệ bạn có thể bị thất nghiệp là 2,3%

Nếu bạn là sinh viên một trường đại học nào đó, sau 4 năm học đổ mồ hôi, sôi nước mắt, tỉ lệ thất nghiệp của bạn sẽ tăng lên 26,2%

Còn nếu bạn thuộc 70,8% số sinh viên làm trái nghề, đó là những công việc gì? Gia sư, bồi bàn, tiếp thị, bảo vệ,… nói chung là một công việc mà hầu như lao động phổ thông nào cũng có thể làm được. Như vậy chẳng phải sau 4 năm học đại học tốn tiền, nhọc sức, mất thời gian bạn quay về vạch xuất phát của 4  năm trước ư?

Nguyên nhân do đâu?

thatnghiep
Ảnh chế của cư dân mạng về nạn thất nghiệp

Quay lại với con số thống kê của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi nhận thấy con số đó phản ánh đúng tình trạng xã hội: trong một xã hội sẽ phân thành hai loại lao động: lao động trí óc và lao động phổ thông.

20%

Số lượng người lao động trí óc sẽ ít hơn, thông thường chiếm khoảng 20% lực lượng lao động, số lao động này chủ yếu là những người có năng lực thực sự ở một lĩnh vực nào đó, mà thông qua môi trường đào tạo chuyên nghiệp – đại học, chỉ là một “phương tiện” để họ phát huy năng lực.

Số lượng này dù không học đại học mà thông qua loại hình đạo tạo khác, có thể là ai đó truyền kinh nghiệp, hoặc quá trình lao động tự nghiệm ra, họ cũng sẽ đạt được những gì đáng đạt được. Tóm lại đại học không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công mà là “tố chất” của cá nhân đó.

Chúng ta hãy liên hệ tới Bill Gates hay Mark Zuckerberg, những người hoàn toàn không dựa vào bằng đại học để thành công, mà trường đại học chính là một “phương tiện” để họ tích lũy tri thức, khi tri thức đủ thì thành công sẽ đến với họ, phải mãi sau này, khi trên đỉnh cao của danh vọng, họ mới quay lại trường để nhận một tấm bằng danh dự.

80%

80% lực lượng lao động còn lại sẽ là lao động phổ thông, bởi lao động phổ thông là lực lượng chính sản xuất ra của cải của xã hội, nên cần nhiều nhân công.

Qua phân tích trên ta có thể thấy tỉ lệ 20/80 là một con số bất biến. Nên lẽ ra trong một xã hội chỉ cần khoảng 20% số người được đào tạo bài bản ở trường Đại học là đủ, 80% còn lại có thể đi học nghề để nâng cao tay nghề. Tuy nhiên cái mác “Đại học” vẫn còn rất hấp dẫn, nên có quá nhiều người thay vì học nghề thì lại đi học đại học dẫn tới tỉ lệ thất nghiệp, làm trái nghề quá cao.

Chúng ta có phải đang học “đại học” hay không?

Sinh viên học quá nhiều kiến thức thừa

biemhoa
Sinh viên học quá nhiều kiến thức thừa

Lối giáo dục của Việt Nam hiện tại đang quá lạc hậu, có thay đổi thì cũng chỉ là bình mời rượu cũ, chứ không đi từ bản chất. Sinh viên học đại học, khoảng 2 năm đầu là học các môn “chung”, những môn này thường là những kiến thức lí luận chung về nhiều lĩnh vực như: chính trị – xã hội, văn hóa,… những kiến thức này học xong là thường bị quên ngay, cái lưu lại thì cũng chỉ là điểm số.

2 năm sau, sinh viên mới thực sự học chuyên ngành, nhưng vẫn chỉ là những kiến thức lí luận, theo một thống kê thì tỉ lệ khoảng 70% lí luận, 30% thực hành. Những kiến thức lí luận này cũng chỉ phù hợp với những đối tượng sau này đi sâu vào nghiên cứu – mà con số này rất ít.

30% còn lại là thực hành thì chủ yếu mang tính minh họa cho kiến thức, số lượng kiến thức thực tiễn giúp ích cho sinh viên sau khi ra trường là rất ít. Hầu hết các công ty nhận cử nhân vào làm đều phải đào tạo lại từ A – Z, đến lúc này ai ai cũng nhận thấy rằng, quả thực học đại học cái duy nhất còn lưu lại là một tấm bằng!

Mới đây, hình ảnh chàng trai làm sạch thiết bị điện tử bằng cách phụt nước lan truyền trên Facebook. Nhiều người cho rằng hành động này là một trong những hậu quả của việc đào tạo quá nhiều kiến thức thừa tại Việt Nam.

4 năm đại học sinh viên làm gì?

sinh-vien
Như vậy,với ý nghĩa “đại học”, là học “rộng”, học nhiều kiến thức, chúng ta có phải học “đại học” hay không?

Theo nhiều người quan niệm: 4 năm đại học chính là độ tuổi đẹp nhất của sinh viên. Ý nghĩa của “đẹp” ấy là gì? 4 năm học đại học xa nhà, bố mẹ không quản được, các bạn trẻ như chim sổ lồng được tung cánh bay giữa bầu trời bao la, có thể làm gì tùy thích. Đó chính là ý nghĩa của từ “đẹp”.

Dĩ nhiên cũng có những bạn sinh viên ý chí cao, có thể là rơi vào số 20% tỉ lệ thành công kia, nhưng rất nhiều sinh viên đã không thể trụ vững trước những cám dỗ của xã hội. Có bạn sa vào yêu đương không lành mạnh, có bạn nghiện game tối ngày, có bạn bán hàng đa cấp, có sinh viên thời gian đến lớp chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo cá nhân tôi nhận thấy, một kỳ học, các bạn sinh viên chỉ ôn tập vào mấy ngày cuối cùng cuối học kỳ, thời gian còn lại chính là cho những việc không liên quan gì tới học hành, tiếp thu kiến thức.

Như vậy,với ý nghĩa “đại học”, là học “rộng”, học nhiều kiến thức, chúng ta có phải học “đại học” hay không? Câu hỏi này có lẽ ai cũng đều tự có câu trả lời.

Bằng đại học đã lỗi thời

Dân gian có một câu: thứ gì hiếm thì thường quý. Thời mà bằng đại học vẫn còn là thứ “quý, hiếm” đã qua từ lâu. Bằng đại học bây giờ đã nhiều nhan nhản thì tất nhiên giá trị của nó đã giảm đi.

hoc dai hoc
Một lễ tốt nghiệp “lung linh”, nhưng bằng đại học thì đã lỗi thời

Có một số người còn khẳng định rằng bằng đại học ngày nay thập chí giá trị còn không bằng cái bằng cấp III của hai ba chục năm trước. Hồi đó, chỉ cần bằng cấp III là có thể dễ dàng được trọng dụng, làm trong các ngành nghề nhà nước, vào biên chế chỉ là chuyện nhỏ. Còn bây giờ có bai nhiêu chiếc bằng đại học thuộc những trường đại học được coi là danh tiếng bị cất ở đáy hòm?

Như vậy có thể nói, học đại học là một bước lùi chứ không phải bước tiến. Bởi là một lao động bình thường, cơ hội việc làm của bạn sẽ cao hơn, tận dụng được nhiều thời gian tuổi trẻ để kiếm tiền hơn, học hỏi kinh nghiệp ngoài đời thực cũng lớn hơn, vì kiến thức thực tế không dễ quên như sách vở, nên tỉ lệ “sống sót” cũng cao hơn. Còn nếu bạn là sinh viên đại học thì tương lai của bạn quả thực là … vô định!

Đó chẳng phải chúng ta đang bỏ quá nhiều công sức, tiền bạc để nhận lấy thứ quá rẻ hay sao?

Hy vọng

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Featured

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…