Home Featured Giải mã kiến trúc giúp Tử Cấm Thành vượt qua 200 trận động đất, có trận mạnh 9,5 độ Richter

Giải mã kiến trúc giúp Tử Cấm Thành vượt qua 200 trận động đất, có trận mạnh 9,5 độ Richter

0
887

Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. 

Kiến trúc vô cùng độc đáo

Tử Cấm Thành hay Cố Cung, là cung điện đồ sộ của các vua thời nhà Minh và nhà Thanh (Trung Quốc). Nằm ở trung tâm thành phố Bắc Kinh ngày nay, Tử Cấm Thành là một trong những danh thắng nổi tiếng và là nơi được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu.

Điểm hấp dẫn hàng đầu ở Tử Cấm Thành chính là ở kiến trúc vô cùng độc đáo. Hiếm có công trình hàng ngàn năm nào được thiết kế đặc biệt như Tử Cấm Thành, với khả năng chống chọi được những trận động đất lớn nhỏ mà không hề hấn gì.

TU Cam THanh
Bí ẩn trong kiến trúc đặc biệt đã giúp Tử Cấm Thành có thể đứng vững trong suốt 600 năm dù bị khoảng 200 trận động đất lớn nhỏ “càn quét”.

Chỉ với những thiết kế mái gỗ kỳ lạ lại có khả năng ứng phó được rất nhiều trận động đất. Chính điều này, khiến không ít nhà nghiên cứu tò mò và quyết tâm tìm ra bí ẩn của sự phi thường khiến nhiều công trình kiến trúc châu Âu ngày nay ngưỡng mộ.

Những người thợ tài hoa cách đây 2500 năm đã làm gì?

Theo các nhà nghiên cứu, ngay từ năm 500 trước Công nguyên, các kiến trúc sư thời xa xưa ở Trung Quốc đã phát triển một loại hình cấu trúc có khả năng chống thiên tai với nhiều khung gỗ hình chữ nhật gọi là “Đấu củng”.

Tu Cam Thanh
Đấu củng chính là “chìa khóa” trong kết cấu độc đáo của những tòa nhà trong Tử Cấm Thành

Đấu củng có khả năng làm giảm tác động của các trận động đất lên các tòa nhà.

Đây là một loại kết cấu mái theo kỹ thuật chồng rường. Đấu củng vừa có tác dụng giúp mở rộng diện tích hiên nhà, vừa có khả năng chịu lực tốt và đồng thời cũng đóng vai trò như một chi tiết để tô điểm, trang trí cho những cung điện ở Tử Cấm Thành.

Tu Cam THanh
Đấu củng không những giúp giữ vững ngôi nhà mà còn đóng vai trò như một chi tiết để trang trí, tô điểm cho các tòa nhà lớn trong Tử Cấm Thành.

Điều này đã được minh chứng trong lịch sử, kết cấu đặc biệt này đã giúp Cố Cung chịu được 200 trận động đất trong suốt 600 năm.

Kết cấu Đấu củng

Để khám phá khả năng chịu lực phi thường của kết cấu đấu củng, các thợ mộc chuyên nghiệp đã tiến hành thử nghiệm cách mà kiến trúc đặc biệt này giúp những cung điện trong Tử Cấm Thành vượt qua rất nhiều trận động đất, trong đó có cả những trận “dữ dội” nhất thế kỷ 20 với 9,5 độ Richter.

Cụ thể, các chuyên gia và những người thợ mộc đã xây dựng một mô hình nhà có kết cấu đấu củng ngay bên trên mặt của chiếc bàn rung. Để đánh giá chính xác về kiến trúc cổ này, họ đã xây dựng các chi tiết rất tỉ mỉ và theo cách truyền thống.

Tử Cấm Thành vẫn “đứng vững” dù động đất mạnh 10,1 độ Richter

Sau đó, các chuyên gia sử dụng một hệ thống mô phỏng các trận động đất để thử thách ngôi nhà. Theo các nhà nghiên cứu, trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử có cường độ là 9,5 độ Richter.

Tu cam Thanh
Tử Cấm Thành vẫn “đứng vững” dù động đất mạnh 10,1 độ Richter

Tuy nhiên, qua thử nghiệm, kiến trúc xây dựng có 1-0-2 này có thể chịu được cường độ của trận động đất lên tới 10,1 độ Richter mà không hề đổ xuống. Khung và mái nhà vẫn đứng vững khiến các nhà nghiên cứu và không ít kiến trúc sư thầm thán phục tài trí và sự khéo léo của những người thợ cách đây 2500 năm.

Đấu củng thường nằm ở vị trí dưới mái hiên và mái nhà. Dù không dùng bất cứ một loại keo dính nào nhưng việc lắp đặt các thanh gỗ theo đúng khuôn, ăn khớp nhịp nhàng nên dù động đất xảy ra, kết cấu này luôn giữ vững cố định mái và khung nhà.

Tu Cam Thanh
“Đấu củng” có khả năng nâng đỡ phần hiên mở rộng và lực rất nặng từ mái nhà.

Đấu củng là kết cấu kiến trúc đặc biệt, được sử dụng rộng rãi từ thời Xuân Thu (khoảng năm 770 – 476 trước Công nguyên) trong lịch sử Trung Quốc.

Loại hình kiến trúc đặc biệt này khiến nhiều nhà nghiên cứu ngạc nhiên vì khả năng chống chọi với động đất rất hiệu quả, hơn hẳn những ứng dụng công nghệ ngày nay.

Ghi chú: 

Người Trung Hoa luôn tự hào về công trình đồ sộ vào bậc nhất thế giới này nhưng ít ai biết rằng nó có đóng góp không nhỏ của một người Việt tên là Nguyễn An. 

Năm 1407 (có tài liệu ghi là 1406), nhà Minh đem quân xâm lược nước ta dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”. “Đại Việt sử ký toàn thư” đã ghi chép lại thời điểm lịch sử ấy: “Người Minh lùng tìm những người ẩn dật rừng núi, có tài đức, thông minh, giỏi giang xuất chúng… lục tục đưa dần về Kim Lăng…”. Nguyễn An cũng như nhiều thanh niên tráng kiệt và những tài năng ưu tú khác bị bắt đưa về Trung Quốc. Sau đó, ông được chọn làm thái giám để phục vụ trong cung điện nhà Minh.

Nguyễn An – người được Hoàng Đế tin tưởng vì có tài năng lại chính trực, liêm khiết, xứng đáng với vị trí của một “tổng đốc công” (tổng công trình sư). Như vậy, cùng với những kiến trúc sư khác như Sái Tín, Trần Khuê, Ngô Trung, Khoái Tường, và Lục Tường, Nguyễn An đã có đóng góp to lớn để tạo nên một trong những kiệt tác vĩ đại nhất của lịch sử 5000 năm Trung Hoa.

Tiểu thiên sứ (TH)

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Featured

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…