Home Featured Lũ quét – những điều cần biết

Lũ quét – những điều cần biết

0
1,227

Lũ quét là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất ở nước ta, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản, mới đây, những hình ảnh khủng khiếp về lũ quét gây thiệt hại to lớn về người và tài sản của người dân vùng núi phía Bắc không khỏi khiến chúng ta đau lòng. Sau đây là một số kiến thức về lũ quét.

Lũ quét chỉ xuất hiện ở miền núi

Hình ảnh sau trận lũ quét (Ảnh: Internet)

Sau trận mưa giông lớn, mặt đất sẽ lưu lại một khối lượng nước rất lớn, theo nguyên lý nước chảy từ cao xuống thấp. Với những tỉnh đồng bằng, nước bị tản vào các sông ngòi ao hồ chứ không hợp dòng, nhưng các tỉnh miền núi khối lượng nước lớn này sẽ nhanh chóng hợp lại với nhau và di chuyển từ thượng nguồn xuống hạ nguồn, hình thành lũ quét. Ngoài nguyên nhân tự nhiên, lũ quét còn có thể do vỡ đập hoặc các nhà máy thủy điện xả lũ bất ngờ.

Sức tàn phá của lũ quét

Sức tàn phá của lũ quét tùy thuộc vào bề mặt mà nó đi qua. (Ảnh; 24h.com)

Sức tàn phá của lũ quét tùy thuộc vào bề mặt mà nó đi qua. Nếu bề mặt là núi đồi trọc, ít cây cối thì sẽ tạo ra độ trợn láng, khiến độ ma sát thấp, nước không có gì cản trở nên tốc độ chảy và hợp dòng rất nhanh, sức nước rất lớn và độ tàn phá theo đó mà tăng lên. Kèm theo đó là lở đất, đá, những thứ này sẽ theo dòng nước dữ trôi xuống và gây thiệt hại lớn cho những vật cản trên đường chúng đi.

Lũ quét không chỉ có hại

Lũ quét cung cấp phù sa cho vùng hạ du (Ảnh: Panoramio)

Như chúng ta đã biết về một nguyên lý “tương sinh, tương khắc”, bất kể thứ gì cũng có hai mặt tốt – xấu, điều đó cũng đúng đối với hiện tượng lũ quét.

Những thực vật có khả năng nảy mầm nhanh và vòng sinh trưởng ngắn đặc biệt thích nghi với lũ quét, chúng giúp cho các thực vật phát tán hạt của mình trôi theo dòng nước với một khoảng cách rất xa, mở rộng phạm vi sinh trưởng của thảm thực vật.

Lũ quét khi xuất hiện có thể quét sạch thảm thực vật cũ dành chỗ cho thảm thực vật mới mọc lên. Cũng như mang các chất màu mỡ từ trên cao xuống thấp bồi đắp cho thảm thực vật sống dưới thấp và đổ vào các con sông lớn để sau khi lũ lụt sẽ tạo ra một lớp phù sa mới giúp cho thảm thực vật mọc tốt tươi hơn với lượng dinh dưỡng mới.

Giải pháp với hiện tượng lũ quét

Trồng rừng là giải pháp hiệu quả nhất chống lại lũ quét (Ảnh: 24h.com)
Chính vì lũ quét cũng có mạt lợi mặt hại, nên thế giải pháp của chúng ta là hạn chế mặt có hại, tận dụng mặt có lợi.
Để hạn chết mặt có hại, trước hết phải chú trọng đến công tác trồng rừng. Rừng sẽ giúp phân tán dòng nước không cho chúng hợp lại với nhau, đồng thời cây cối trong rừng cũng giữ lại một lượng lớn nước làm giảm sức mạnh của lũ quét. Nhất là rừng cây sẽ ngăn chặn hiện tượng xói mòn, lở đất, những thứ mà nước cuốn theo khiến cho lũ quét càng trở nên nguy hiểm hơn với tài sản tính mạng người dân.
lu quet
Ngoài nước, đất đá trôi theo lũ quét cũng có sức hủy diệt khủng khiếp (Ảnh: 24h.com)
Ngoài ra, để giảm thiệt hại đến tính mạng, tài sản người dân. Chính quyền sở hại cũng nên đánh giá những khu vực có khả năng xảy ra lũ quét để di tản các khu dân cư, hoặc có những biện pháp nắn dòng nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.
Hy vọng
Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Featured

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…