Home Pháp Luân Công Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam

Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam

0
24,648
phap-luan-cong-co-hop-phap-tai-viet-nam-compressed

Nhiều ý kiến dư luận xã hội đã đưa ra nhiều câu hỏi thắc mắc về vấn đề Pháp Luân Công tại Việt Nam. Vậy thực hư Pháp Luân Công là như thế nào? Tập Pháp Luân Công có bị cấm tại Việt Nam, có phải tà đạo không? Hoạt động của học viên như thế nào? Để trả lời khúc mắc đó các luật sư, tiến sỹ, Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao đã có câu trả lời dựa trên luật định và hiến pháp Việt Nam về vấn đề Pháp Luân Công.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt nam trả lời trước buổi phỏng vấn quốc tế về vấn đề Pháp Luân Công tại Việt Nam và quy định của pháp luật. Thông qua công văn của ban Tôn giáo Chính Phủ và Hiến Pháp đối với các hoạt động của Pháp Luân Công về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng và tà đạo khi gán cho Pháp Luân Công. Nêu ra chủ trương của nhà nước đối với việc người dân có bị cấm khi tìm hiểu và có hợp pháp khi tập luyện Pháp Luân Công ở Việt Nam hay không. Bởi trên cơ điểm và bản chất của Pháp Luân Công chỉ là dạy con người hướng thiện, tu dưỡng đạo đức dựa trên nguyên lý Chân- Thiện- Nhẫn kết hợp tập 5 bài tập công hằng ngày. Họ có niềm tin vào Thần Phật, tin rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Đồng thời làm rõ nguyên nhân những vụ sách nhiễu của chính quyền, lực lượng an ninh nghi ngờ rằng người tập tuyên truyền trái phép Pháp Luân Công. Đặc biệt đối với những sự vụ của học viên Pháp Luân Công ở các tỉnh như Thái Nguyên năm ( 2017), Nha Trang và nhiều địa phương khác…

Mặt khác, theo RFA Việt Nam vẫn chưa ban hành thêm một văn bản công khai nào nói về quan điểm của họ đối với môn tập luyện Pháp Luân Công và những người dân Việt Nam đang luyện tập môn này.

1. Tập luyện Pháp Luân Công có hợp pháp ở Việt Nam

Trả lời phỏng vấn quốc tế về Pháp Luân Công vào năm 2009, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Hoạt động rèn luyện sức khỏe của người dân được tôn trọng trên cơ sở tuân thủ luật pháp Việt Nam”. Và công viên là nơi công cộng có thể đọc sách, tập luyện, đi bộ…v.v. dành cho mọi người dân sinh hoạt và rèn luyện sức khỏe dựa trên nguyên tắc tự do bình đẳng, thì việc người dân rèn luyện sức khỏe bằng cách tập luyện môn khí công Pháp Luân Công hay tập bộ môn nào khác như thể dục, yoga…cũng được tôn trọng miễn là trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc gia.

Trong công văn 896 ngày 22/8/2016 của Ban Tôn giáo Chính phủ v/v công tác đối với Pháp Luân Công có nêu tại ý 1 “Pháp Luân Công tại Việt Nam không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ là một môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần”. Như vậy, Nhà nước ta coi Pháp Luân Công là một môn giống như các môn khác như yoga, võ thuật… để rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Vậy nên, về việc người dân tập Pháp Luân Công để rèn luyện sức khỏe và tinh thần (trạng thái tâm lý) là hoàn toàn hợp pháp không bị cấm ở Việt Nam. Và dù mọi công văn hay luật ban hành phải lấy hiến pháp Việt Nam làm gốc.

Mặt khác theo RFA, là Đài Á Châu Tự Do là một đài phát thanh tư nhân, phi lợi nhuận hướng đến thính giả tại các nước Á Đông nhằm đưa ra phương án và phục vụ các mục đích đối ngoại, chính trị và tuyên truyền của Chính phủ Hoa Kỳ tại các nước cộng sản Á Châu cho biết: “Việt Nam vẫn chưa ban hành thêm một văn bản công khai nào nói về quan điểm của họ đối với môn tập luyện Pháp Luân Công và những người dân Việt Nam đang luyện tập môn này”. Trong đó Hiến Pháp Việt Nam nói rõ về quyền tự do tín ngưỡng, Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền có đoạn “…Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình…Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch. (Bản thông điệp được phát trên truyền hình VTV1).

Còn văn bản nội bộ, nếu có về Pháp Luân Công thì khó có thể được dùng làm căn cứ pháp lý. Vậy là theo luật pháp thì điều đó có nghĩa là Pháp Luân Công là hoàn toàn được tự do ở Việt Nam.

Thực tế cho thấy, hàng trăm điểm luyện công tự do của Pháp Luân Công trên toàn quốc cũng chính là thể hiện chủ trương này.

Ngày 10/10/2014, Bà Katherine Lawson một viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Các quan chức cấp cao của chính phủ Việt Nam nói rằng việc sách nhiễu (đánh đập, ngăn cấm những người tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có học viên Pháp Luân Công) ở các nơi vừa qua là do địa phương không nắm được chính sách của Trung ương, hoặc họ chưa được huấn luyện hướng dẫn nên đã xảy ra những vụ việc như thế, Trung ương không có chỉ đạo làm như vậy”.

Vậy là với cộng đồng quốc tế, chủ trương của Việt Nam rõ ràng là: “Trung ương không có chỉ đạo ngăn cấm Pháp Luân Công”.

Như vậy chúng ta có thể thấy về phía chính phủ Việt Nam không có luật hay quy định đặc biệt gì về vấn đề Pháp Luân Công ở Việt Nam. Nhưng trái lại sự thật là một bộ phận giới lãnh đạo, lực lượng chức năng, công an, người dân không hiểu và nắm rõ quy định của Luật Pháp Việt Nam về vấn đề Pháp Luân Công và tự do tín ngưỡng. Mặt khác do môn tập này xuất phát từ Trung Quốc và đang bị đàn áp nên có rất nhiều người e ngại về mối quan hệ Việt -Trung mà đưa đến những nghi ngờ.

Cũng theo Tiến sĩ Luật Nguyễn Duy Hưng cho biết: “Những vụ sách nhiễu tại Thái Nguyên, Khánh Hòa, Long An, Bình Dương, Nghệ An hãy Quảng Ngãi như đánh người, thu tài sản…là do lực lượng chức năng đã làm sai trái với quy định của pháp luật.

Thứ nhất, Pháp Luân Công được nhà nước Việt Nam thừa nhận chỉ là một môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần và hoạt động rèn luyện sức khỏe luôn được nhà nước khuyến khích. Người tập Pháp Luân Công hàng ngày chỉ luyện 5 bài công pháp và áp dụng nguyên lý Chân- Thiện- Nhẫn trong cuộc sống và trong công việc luôn chấp hành nghiêm quy định của Pháp Luật không có gì là sai.

Thứ hai, việc lực lượng chức năng tạm giữ người, tạm giữ phương tiện, khám người, khám phương tiện, nơi ở là vi phạm quyền tự do thân thể, quyền tài sản cũng như vi phạm quyền bí mật cá nhân, bí mật thư tín, điện tín, điện thoại của con người được công ước quốc tế hiến pháp và pháp luật bảo hộ. Được thể hiện ở điều 17 công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Điều 21 hiến pháp Việt Nam 2013, điều 38 bộ luật dân sự năm 2015 cũng như điều 3, điều 12 luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Điều 157, điều 157, 158 bộ luật hình sự 2105. Như vậy, việc tập trung đông người ở nơi công cộng mà không đưa ra các yêu cầu hay kiến nghị gì mà chỉ tập trung để tập luyện và rèn luyện sức khỏe thì hoàn toàn được phép”.

xem chi tiết tại link : Vụ án ‘cướp’ tài sản của chính mình ở Thái Nguyên: Bản án nào dành cho những người dân vô tội?

Vậy tại sao nói Pháp Luân Công bị cấm ở Việt Nam

Đã có rất nhiều người tiếp nhận những tuyên truyền, vu khống từ chính quyền Trung Quốc dẫn đến có những hiểu sai về Pháp Luân Công và không nhận thức được quyền tập luyện Pháp Luân Công ở Việt Nam là hợp pháp. Một số nơi chưa nắm rõ chính sách của Trung Ương hoặc đọc các thông tin trái chiều đã có những hiểu nhầm. Cũng như một số bạn mới tìm hiểu môn này chưa rõ thông tin còn khúc mắc trong tâm. Không hiểu thực hư Pháp Luân Công là như thế nào và có nên tập luyện môn này không?

Pháp Luân Công không có quy định và bắt ép người tập, ai muốn học thì học muốn nghỉ thì nghỉ, tất cả là trên cơ sở tự nguyện. Nắm được điều này của Pháp Luân Công nhiều người với tâm địa hẹp hòi đã lợi dụng mạo danh, giả mạo là người tu luyện Pháp Luân Công để gây rối loạn, bạo động gây hiểu nhầm cho Pháp Luân Công và cộng đồng người theo tập môn này.

Sự kiện gây xôn xao dư luận Việt Nam vào ngày 3/2/2014, một nhóm tự xưng là học viên Pháp Luân Công đã gây nhiều hiểu lầm, cụ thể nhóm 4 người đã tới lăng Ba Đình Hà Nội để gây rối. Các học viên Pháp Luân Công chân chính đều khẳng định đó là mạo danh, những người trên không phải là học viên Pháp Luân Công và đã bị xử theo luật định.

Từ đó có thể khiến nhà nước Việt Nam và người dân hiểu sai về Pháp Luân Công.

Hội Pháp Luân Công Việt Nam là không tồn tại

Ở Việt Nam, Pháp Luân Công không phải là tổ chức do không có trụ sở, không có người đứng đầu, không thu tiền lập quỹ, người theo tập là tự do giống như bạn theo tập một môn thể thao hay yoga…không bị ai ép buộc. Mọi người tập luyện Pháp Luân Công đều có thể tự tìm hiểu và tập luyện theo các tài liệu có sẵn trên internet và trên cơ sở tự nguyện, người truyền người, tâm truyền tâm.

Việt Nam chỉ không cho Pháp Luân Công thành lập tổ chức “Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp” như nhiều quốc gia trên thế giới nhưng cho phép hoạt động như một môn để rèn luyện sức khỏe và tinh thần, giống như các môn yoga, võ thuật (Công văn 896).

Nhà nước Việt Nam có danh mục những thứ bị cấm, nếu không nằm trong danh mục này thì trong bất kỳ trường hợp nào cũng là được phép và không vi phạm pháp luật. Pháp Luân Công cũng nằm trong danh mục cấm của Nhà nước.

Trong bài viết này chúng đã giải khai những thắc mắc cơ bản dành cho các cán bộ nhà nước, những học viên mới cũng như người dân quan tâm tới môn tập luyện này. Để chúng ta có cái nhìn khách quan về môn Pháp Luân Công và người sáng lập và hiểu rõ chính sách của nhà nước Việt Nam cũng như luật định về vấn đề Pháp Luân Công.Z

Xem thêm tại đây:   tập luyện Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam

2. Tại sao Pháp Luân Công bị vu khống là tà đạo

Ngay khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc bắt đầu, các kênh tuyên truyền trong và ngoài nước của ĐCSTQ liên tục cáo buộc Pháp Luân Công là ‘tà đạo’, dù trước đó nhiều quan chức trong Đảng có nhận định tích cực đối với Pháp Luân Công và nêu công khai lợi ích của Pháp Luân Công đối với sức khỏe và ổn định xã hội. Vì theo nhận định của Giang Trạch Dân kiêm Tổng bí thư các giá trị Chân- Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công không tương đồng với các giá trị của ĐCS Trung Quốc đã vu khống Pháp Luân Công là ‘tà đạo’.

Bản chất của Pháp Luân Công

Nói về nhận định của bí thư Giang và chính sách tuyên truyền của ĐCSTQ, bà Sara Cook, Chuyên gia Nghiên cứu Cấp cao về Đông Á của Tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) cho rằng: “ĐCSTQ và các quan chức Trung Quốc thường khẳng định rằng cần phải cấm Pháp Luân Công vì đó là một ‘tà giáo’ có một ảnh hưởng bất chính đối với xã hội. Những cáo buộc này là vô căn cứ khi được xem xét tại Trung Quốc, cũng như khi xét đến sự phổ biến của Pháp Luân Công ở những nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Đài Loan vốn có nền dân chủ.” Như vậy, có thể thấy những lời của Giang Trạch Dân là thiếu căn cứ và mang tính chất lừa đảo toàn dân Trung Quốc, chính phủ các nước và người dân thế giới.

Trên thực tế, Pháp Luân Công nhận được nhiều giải thưởng và những đánh giá tích cực từ nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới. Đơn cử là cựu Thủ tướng Canada Stephen Harper, người liên tục gửi thư chúc mừng và ghi nhận đóng góp tích cực của Pháp Luân Đại Pháp trong những năm ông đương chức. Trong lá thư năm 2014, ông viết: “Hàng triệu người trên thế giới đã được hưởng lợi ích từ các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Thúc đẩy các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, môn tập này đã được công chúng tiếp nhận tại Canada. Tôi khen ngợi Pháp Luân Đại Pháp tại Canada trong việc chia sẻ nguyên lý này với người dân Canada.

Về phía Việt Nam luật định, theo công văn 896 ngày 22/8/2014 của Ban Tôn giáo Chính phủ đã nêu rõ ràng rằng: “Pháp Luân Công ở Việt Nam không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ là một môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần”. Và trong ý 2 có nêu “tránh sử dụng thuật ngữ “đạo” hay “tôn giáo” khi đề cập hay giải quyết vấn đề Pháp Luân Công.”

Pháp Luân Công có phải là tà đạo

Pháp Luân Công không phải là một tôn giáo cũng không phải là đạo, nên khái niệm “ tà đạo” hay “chính đạo” đều không thuộc phạm vi áp dụng đối với Pháp Luân Công. Pháp Luân Công chỉ là một môn khí công thuần túy nâng cao sức khỏe và tinh thần con người.

Cốt lõi của môn tập này là khuyên bảo con người hướng thiện, để trở thành người tốt, tốt hơn nữa trong xã hội theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Đảng, Nhà nước và Pháp luật Việt Nam chưa có bất kỳ văn bản nào nói rằng Pháp Luân Công là tà giáo hay tà đạo. Vậy nên, bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào nói rằng Pháp Luân Công là tà đạo thì hoàn toàn là vu khống, không đúng, không có căn cứ pháp lý (tội vu khống quy định tại Điều 122 BLHS).

3. Hoạt động của học viên Pháp Luân Công Việt Nam

Người bước vào tập và đọc sách của Pháp Luân Công sau đó chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính Chân – Thiện – Nhẫn được trình bày trong sách mà hành xử thì được gọi là học viên. Việt Nam không có con số thống kê cụ thể về số người theo học tập nhưng có thể thấy rằng Việt Nam là quốc gia có số người theo tập lớn chỉ sau Trung Quốc. Tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều có người tập luyện môn này. Mỗi sáng sớm hay chiều tối lại tại các công viên hay khu sân chơi thường thấy một nhóm người đang cùng nhau tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Học xong họ ngồi lại cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm trong quá trình tập và đọc sách, đề cao bản thân qua những mâu thuẫn.

Thức tỉnh lương tri

Cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Gần hai thập kỷ diễn ra cuộc bức hại cũng là gần hai thập kỷ cho những nỗ lực không ngừng của các hoc viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, Việt Nam và trên toàn thế giới. Hiểu được bản thân phải làm gì trước cuộc đàn áp và mổ cướp nội tạng sống của các học viên bên Trung Quốc đang phải gánh chịu. Những người tập luyện Pháp Luân Công tại Việt Nam và trên thế giới đã sử dụng nhiều phương thức ôn hòa khác nhau như tổ chức các buổi thắp nến thỉnh nguyện, diễu hành, xin chữ ký thỉnh nguyện, phát tài liệu giảng rõ chân tướng… để nói lên sự thật tới công chúng nhằm phơi bày và ngăn chặn cuộc bức hại. Họ vẫn đang nỗ lực đem sự thật đến cho mọi người, với một niềm tin vững chắc: “Sự thật chính là sức mạnh để ngăn chặn tội ác”. Người dân Việt Nam và thế giới ngày nay cũng đang dần hiểu rõ sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công và các tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra đối với các học viên. Họ đã ủng hộ Pháp Luân Công bằng việc cất lên tiếng nói của mình vì công lý khi không ngần ngại ký tên vào các lá đơn thỉnh nguyện gửi tới cao ủy Liên hiệp Quốc để giúp đỡ các học viên là những người vô tội…

 

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Pháp Luân Công

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…