Trang tin tức văn hoá, khoa học và công nghệ | Tạp chí tri thức

Rực rỡ hồ muối hoang ở Crimea

Những hình ảnh đầy màu sắc đã được nhiếp ảnh gia Sergey Anashkevych chụp lại khi ông đang đi du lịch bằng tàu hỏa trên bán đảo Crimea.

Ảnh: Sergey Anashkevych

Dọc theo đường tàu là mỏ muối Sivash trải dài hay còn được gọi là Biển thối (Rotten Sea). Nơi đây từng là mỏ muối khổng lồ thuộc Liên Xô cũ, nay Crimea khai thác một phần, còn lại bỏ hoang. Mặc dù khá phổ biến với người dân địa phương nhưng đối với khách du lịch, địa danh này vẫn còn khá xa lạ.

Ảnh: Sergey Anashkevych

Những đầm muối ở đây rất nông với độ sâu trung bình chỉ từ 50cm đến 1m. Nơi sâu nhất cũng chỉ khoảng 3m. Phía dưới đáy đầm phá được bao phủ bởi một lớp bùn dày lên đến 5m. Độ mặn của nước trong đầm lên đến 87%.

Ảnh: Sergey Anashkevych

Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao làm nước bốc hơi gây ra mùi hôi thối khó chịu. Đây cũng là lý do vì sao ở đây được mệnh danh là Biển thối.

“Thật khó để có thể dùng từ ngữ miêu tả. Khung cảnh ở đây thật tuyệt vời, chỉ có mùi của nó là không dễ chịu tí nào”, vị nhiếp ảnh gia 36 tuổi nói.

Ảnh: Sergey Anashkevych

Theo ước tính, ngoài tảo biển, còn có hơn 200 triệu tấn muối ngưng tụ ở Sivash đem lại nguồn sản phẩm xuất khẩu lớn nhất cho Crimea.

Ảnh: Sergey Anashkevych

Những lớp muối hồng là kết quả sự phát triển mạnh của tảo Halobacteria trong điều kiện nước mặn.

Xem thêm một số hình ảnh hồ muối hoang ở Crimea:

Ảnh: Sergey Anashkevych
Ảnh: Sergey Anashkevych
Ảnh: Sergey Anashkevych
Ảnh: Sergey Anashkevych
Ảnh: Sergey Anashkevych
Ảnh: Sergey Anashkevych

Theo NLĐ