Home Pháp Luân Công Sự thật cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Sự thật cuộc đàn áp Pháp Luân Công

0
5,405
su-that-cuoc-dan-ap-phap-luan-cong-tapchitrithuc

Pháp Luân Công bị đàn áp trên toàn Trung Quốc Đại Lục, đây là chiến dịch được khởi xướng bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc bởi người đứng đầu là Giang Trạch Dân đối với bất kể những ai tập luyện Pháp Luân Công kể từ tháng 7 năm 1999, là cuộc bức hại lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa. 10 năm trước Trung Quốc cũng vừa trải qua một vụ đàn áp và thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Chiến dịch nhằm mục tiêu loại bỏ môn tập này khỏi nước Trung Quốc. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, cuộc đàn áp này xảy ra với nhiều nguyên nhân và chiến dịch bao gồm tuyên truyền nhiều mặt. Một chương trình cưỡng bức chuyển hóa tư tưởng và cải tạo giáo dục và một loạt những biện pháp cưỡng chế ngoài vòng pháp luật như bắt giữ tùy tiện, cưỡng bức lao động, hơn 35 phương pháp tra tấn man rợ được áp dụng đối với học viên tập Pháp Luân Công.

Để thực hiện cuộc đàn áp này Giang Trạch Dân đã thành lập một cơ quan ngoài hiến pháp có tên là Văn phòng 610 đã được tạo ra để thực hiện chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.  Chính quyền Trung Quốc huy động toàn bộ bộ máy truyền thông nhà nước, tư pháp, cảnh sát, quân đội, hệ thống giáo dục, gia đình và nơi làm việc để chống lại Pháp luân Công. Cuộc đàn áp này được thúc đẩy bằng việc tuyên truyền rộng rãi thông qua truyền hình(video), báo chí, đài phát thanh và internet. Những hành động như tra tấn có hệ thống, cầm tù bất hợp pháp, lao động cưỡng bức, tạo ra tội ác mổ lấy nội tạng sống và các biện pháp lăng mạ, khủng bố tinh thần, với mục đích là ép buộc các học viên phải từ bỏ lòng tin vào Pháp Luân Công. Đứng trước diễn biến cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Chính quyền Trung Quốc mà người đứng đầu là Giang Trạch Dân. Hiện nay, thế giới cũng như Việt Nam đã thấy rõ chân tướng vì sao xảy ra cuộc đàn áp và có những hành động kịp thời nhằm đưa sự thật đằng sau cuộc đàn áp ra tòa án công lý đồng thời cũng nói rõ cho người dân thế giới về những giá trị cốt lõi của Pháp Luân Công đối với con người và xã hội là gì.

1. Vì sao ĐCS Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công

Thế giới không ngừng khen ngợi về những điều tốt đẹp của Pháp Luân Công khi pháp môn này được truyền ra công chúng. Nhưng điều làm họ khó lý giải và thôi thúc họ đi tìm sự thật về chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công của Chính quyền Trung Quốc.

Các tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước trên thế giới đã bước ra nói lên sự thật về cuộc đàn áp đồng thời giải thích và đưa ra lý do tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại cấm và đàn áp Pháp Luân Công là bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Các lý do này bao gồm sự phổ biến của Pháp Luân Công, lịch sử của các phong trào nửa-tôn giáo tại Trung Quốc mà sau đó đã biến thành các cuộc nổi dậy, sự độc lập không phụ thuộc vào nhà nước của Pháp Luân công, nội dung đạo đức và tinh thần Pháp Luân Công mâu thuẫn với các hệ thống tư tưởng Mác-xít. Với tính cách xấu thể hiện sự ghen tị của Giang Trạch Dân đối với ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công. Trong đó một nguyên nhân lớn nhất mà Chính quyền Trung Quốc đã cố tình vu khống bịa đặt và vịn vào lý rằng những người tập Pháp Luân Công “bao vây Trung Nam Hải” trong lần thỉnh nguyện ôn hòa ở Thiên Tân và Trung Nam Hải vào năm 1999. Giang Trạch Dân lấy cớ đó để chính thức mở cuộc đàn áp có quy mô trên toàn Trung Quốc thậm chí là cả thế giới. Vì Giang không thể tìm ra được một lý do  xác đáng hay chỉ ra mặt trái của Pháp Luân Công đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng như sự an định của xã hội.

1.1 Về mặt số lượng

Pháp Luân Công quá phổ biến, quá nhanh

Năm 1999, số người tu luyện Pháp Luân Công đã đạt mức 70-100 triệu người. Theo tờ Tin Tức Hoa Kỳ và Báo cáo Thế giới đã đưa ra vào năm 1999, “Tổ chức tự nguyện lớn nhất ở Trung Quốc, thậm chí lớn hơn cả Đảng Cộng Sản”, lúc đó Đảng Cộng Sản Trung Quốc có số thành viên khoảng 65 triệu. Trước sự phổ biến và số lượng tăng lên rất nhanh trong thời gian ngắn, đây là nguyên nhân khiến Đảng Cộng Sản Trung Quốc sợ rằng nó có thể gặp phải sự cạnh tranh với Pháp Luân Công.

Sự lo sợ của nhà cầm quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc thấy rõ ràng nhất là vào năm 1996 khi các sách của Pháp Luân Công trở thành những cuốn sách bán chạy nhất, ngay lập tức các sách này đã bị cấm xuất bản và phát hành.

Xem thêm: Số lượng người Pháp Luân Công tại Việt Nam(link)

1.2 Về mặt kiểm soát

Vì không phát triển theo hướng Đảng CSTQ mong muốn

Chính quyền Trung Quốc, cho tới hôm nay vẫn đang tiếp tục trực tiếp kiểm soát phương tiện truyền thông, hệ thống giáo dục, tòa án và đặc biệt là tín ngưỡng của người dân nhằm phong tỏa các nguồn tin của những vụ rúng động Trung Quốc như sự kiện Thiên An Môn và sau này là Pháp Luân Công. Trong khi đó các học viên có ở khắp mọi nơi, mọi thành phần xã hội có thể liên lạc tổ chức các hoạt động của riêng mình (bao gồm cả một cuộc tụ tập lớn để thỉnh cầu chính phủ phản đối những lạm dụng). Chính sự phát triển một cách độc lập và khả năng phối hợp hoạt động giao lưu của các học viên Pháp Luân Công khiến Đảng lo sợ và cảm thấy nguy hiểm.
Thực tế là trong số các học viên Pháp Luân Công có nhiều Đảng viên tận tụy không làm chế độ thỏa mãn, ngược lại, điều này càng làm nó sợ rằng nó đang cạnh tranh với Pháp Luân Công.

1.3 Theo lỗ hổng ý thức hệ

Pháp Luân Công đề xướng một bộ các giá trị khác với những thứ Đảng đề xướng.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc là tư tưởng vô thần luận không chỉ bám vào hệ thống chính quyền kiểu Lênin, mà còn bám vào ý thức hệ Mác-xít. Nó khiến tư tưởng con người trở nên chật hẹp và vô cảm với những lý luận tôn sùng thuyết biện chứng đã phá hủy văn hóa truyền thống Trung Hoa vốn là nền văn hóa dân tộc 5000 năm với tín ngưỡng vào Phật, Đạo Thần. Điều này trái ngược hẳn với những người tu luyện Pháp Luân Công, họ cũng với niềm tin vào Phật, Đạo và Thần. Các học viên có niềm tin rằng có thể đạt tới một cảnh giới tuyệt diệu thông qua tự tinh luyện, như thế là xung đột với ý thức hệ của Đảng CS Trung Quốc.

Tân Hoa Xã( phát ngôn chính thức của ĐCSTQ) vào năm 1999. Tân Hoa Xã đã hãnh diện tuyên bố “Thực tế, cái gọi là nguyên tắc ‘Chân, Thiện và Nhẫn’ được giảng bởi ông Lý Hồng Chí (người sáng lập Pháp Luân Công) chẳng có gì chung với sự phát triển văn hóa và đạo đức xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang cố gắng đạt được”.

1.4 Theo trí nhớ tập thể

Các lãnh đạo Đảng CSTQ sợ sự nổi loạn tôn giáo khác

Các lãnh đạo Đảng nghi ngờ Pháp Luân Công có những sự tương tự với các cuộc vận động tôn giáo trong quá khứ đã trở thành bạo lực và lật đổ các triều đại. Ví dụ như Khăn Vàng thời nhà Hán, các giáo phái Bạch Liên, Thái Bình, Nghĩa Hòa Đoàn nổi lên vào triều đại nhà Thanh. Pháp Luân Công lại hoàn không có quan tâm tới giành lấy quyền lực chính trị và hoàn toàn từ chối việc sử dụng bạo lực.
Minh chứng là các học viên chỉ đứng lên đòi lại công bằng, nói ra sự thật khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc bôi nhọ thanh danh, vu khống về  Pháp Luân Công và người sáng lập.
Các học viên bị chính quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc tra tấn, đánh đập, mổ lấy nội tạng bất chấp luật Pháp và bảo hộ nhân quyền thế giới. Họ chỉ nói nên sự thật, vạch trần sự giả dối của ĐCS Trung Quốc để giải cứu chính mình và các học viên khác đang bị bức hại.
Các tác phẩm của ông Lý (http://phapluan.org/book/index.html) và những quan điểm được bày tỏ bởi các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và hải ngoại đã chứng minh  rằng Pháp Luân Công không có quan tâm tới việc dành lấy quyền lực chính trị ở Trung Quốc.

1.5 Theo nhân tố cá nhân

Sự ghen tị của Giang Trạch Dân

Giang Trạch Dân thường xuyên nghe được lời khen ngợi từ các cấp lãnh đạo Đảng và từ quần chúng nhân dân đối với ông Lý Hồng Chí (người sáng lập Pháp Luân Công). Những người thân xung quanh ông Giang cũng tỏ ra rất hứng thú, bàn tán, khuyên người khác tập Pháp Luân Công điều này đã khiến Giang Trạch Dân cảm thấy đố kỵ và bất bình..

Lòng đố kỵ lên cao trào của Giang Trach Dân đối với Pháp Luân Công.

Năm 1998 có một trận lũ lớn, Giang Trạch Dân thấy một nhóm người tình nguyện làm việc hết sức chăm chỉ. Giang Trạch Dân rất đắc ý, nói với những người bên cạnh: “Những người này nhất định là đảng viên Đảng Cộng sản”. Cho người tới hỏi, kết quả nhận được câu trả lời đây là những học viên tập Pháp Luân Công. Lửa đố kỵ bốc lên, Giang Trạch Dân sầm mặt lại rồi quay đầu đi mất và trong tâm ôm hận với Pháp Luân Công và ông Lý Hồng Chí.
Giang Trạch Dân khởi động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công đa phần các Đảng viên đều không đồng tình. Nhưng chỉ vì lòng đố kỵ và phẫn nộ đã lên đến đỉnh điểm đã khiến Giang Trạch Dân không từ bỏ ý định đàn áp Pháp Luân Công.

1.6. Cuộc thỉnh nguyện ở Thiên Tân và Trung Nam Hải

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung thỉnh nguyện ôn hòa trên đường phố ở Bắc Kinh, sau khi khoảng 50 học viên ở thành phố phụ cận Thiên Tân bị bắt và giam giữ vô cớ. Điểm diễn ra cuộc kháng nghị ở ngay sát cạnh Văn phòng Kháng cáo Trung Ương, nơi họ hy vọng được trình bày rõ về vụ việc của mình. Cảnh sát đã hướng dẫn họ xếp hàng trên mấy con phố trong khu vực, cũng là Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở chính quyền Trung ương Đảng CS Trung Quốc.

Chiều cùng ngày, cả 10.000 người đã lặng lẽ rời đi sau khi gặp mặt Thủ tướng Chu Dung Cơ và được đảm bảo sẽ thả những học viên bị bắt giữ trái phép ở Thiên Tân.

Tuy nhiên, Tổng bí thư Đảng, bấy giờ là Giang Trạch Dân, đã gấp rút lệnh cho bộ máy tuyên truyền đưa tin sai lệch rằng cuộc tụ họp đó không phải là cuộc kháng nghị ôn hòa mà đây là vụ “bao vây Trung Nam Hải”, khu phức hợp của chính quyền trung ương. Chiến dịch tuyên truyền này được sử dụng để khiến dư luận quay lưng với Pháp Luân Công, và là cái cớ lớn nhất để phát động cuộc bức hại tàn bạo mấy tháng sau đó. Từ đó đến nay, cuộc bức hại vẫn đã đang diễn ra gần 18 năm chưa có dấu hiệu dừng lại.

Xem thêm: Cuộc thỉnh nguyên Thiên Tân và Trung Nam Hải

2. Cuộc đàn áp Pháp luân Công

Sau sự kiện đàn áp và thảm sát sinh viên xảy ra trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 bị phủ nhận bởi chính quyền Trung Quốc khiến cả thế giới bàng hoàng. Thì vào 10 năm sau Trung Quốc xuất hiện sự kiện làm chấn động cả thế giới một lần nữa.

Vào ngày 20/7/1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, làm ảnh hưởng đến khoảng 100 triệu người, trong đó có nhiều người là tướng lĩnh quân đội, quan chức chính phủ và trí thức. Giang Trạch Dân đã tuyên bố, “Tôi không tin rằng ĐCSTQ không thể chiến thắng Pháp Luân Công”. Trong việc hoạch định chiến lược đàn áp, có ba chính sách đã được đưa ra thực thi: “bôi nhọ thanh danh các học viên Pháp Luân Công, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể”. Một chiến dịch đàn áp tổng lực sau đó đã được tiến hành.

Học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát bắt, đánh đập tại Quảng trường Thiên An Môn.

Giang Trạch Dân đã lợi dụng bộ máy nhà nước do ĐCSTQ kiểm soát để phục vụ mục đích đàn áp Pháp Luân Công. Các tổ chức do ĐCSTQ kiểm soát bao gồm quân đội, các cơ quan truyền thông đại chúng, công an, cảnh sát vũ trang, các lực lượng an ninh quốc gia, hệ thống tư pháp, Quốc hội, các nhân viên ngoại giao, cũng như các nhóm ngụy tôn giáo. Quân đội và cảnh sát vũ trang, tất cả đều thuộc quyền kiểm soát của ĐCSTQ, đã trực tiếp tham gia vào việc bắt cóc và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Các cơ quan truyền thông đại chúng ở Trung Quốc đã giúp đỡ chế độ của ông Giang truyền bá những lời vu khống dối trá và bôi nhọ Pháp Luân Công. Hệ thống an ninh quốc gia đã bị Giang Trạch Dân lợi dụng trên tư cách cá nhân để thu thập và trình báo thông tin, bịa đặt ra những lời giả dối vu khống, và làm sai lệch các thông tin thu thập được. Quốc hội và hệ thống pháp luật đã khoác lên diện mạo “luật pháp” và bộ trang phục “pháp quyền” để bào chữa cho những tội ác của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ, thực sự đã lừa dối được tất cả nhân dân Trung Quốc. Đồng thời, hệ thống ngoại giao đã truyền bá những lời vu khống dối trá trong cộng đồng quốc tế và lôi kéo chính phủ các nước, các quan chức cao cấp và các cơ quan truyền thông đại chúng quốc tế bằng những món mồi chính trị và kinh tế để họ giữ im lặng về vấn đề đàn áp Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp trên toàn Trung Quốc và lan sang cả thế giới với nhiều thủ đoạn trên mọi phương diện nhằm tiêu diệt bằng được Pháp Luân Công. Với hình thức hình phạt dành cho các học viên Pháp Luân Công là bắt giam tù, trại cải tạo, trại cưỡng bức, tra tấn đến chết và mổ cướp nội tạng những người tập luyện Pháp Luân Công.

Trải qua 18 năm, những người học Pháp Luân Công này đã mất đi quyền được sống, quyền tự do, quyền sở hữu tài sản, quyền được tôn nghiêm, quyền được đối xử công bằng. Nguyên nhân, và sự thật cuộc đàn áp đã được các tổ chức thế giới, chuyên gia phân tích và đưa ra nhiều kết luận khách quan nhằm sớm kết thúc cuộc đàn áp đẫm máu này.

2.1. Đàn áp  toàn Trung Quốc

Tổng Bí thư Giang Trạch Dân tức giận vì sự xuất hiện cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của người tu luyện Pháp Luân Công ở Thiên Tân và Trung Nam Hải, lớn nhất kể từ khi cuộc biểu tình Thiên An Môn mười năm trước đó. Trước tình hình đó Giang đã kêu gọi phải hành động kiên quyết để ngăn chặn Pháp Luân Công, và đã chỉ trích Thủ tướng Chu vì “quá mềm” trong việc xử lý tình hình. Ngay trong đêm đó, Giang đã viết một bức thư nêu rõ ý muốn của mình là Pháp Luân Công phải “bị tiêu diệt”. Trong thư, Giang bày tỏ sự lo ngại về quy mô và mức độ phổ biến nhanh chóng của Pháp Luân Công, đặc biệt là về số lượng lớn các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản cũng đồng thời cũng là các học viên Pháp Luân Công. Ông cũng nói rằng những giá trị đạo đức của Pháp Luân Công là đi ngược lại với các triết lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vốn là thuyết vô thần.

Ngày 07/06/1999, Giang Trạch Dân đã phỉ báng Pháp Luân Công một cách vô căn cứ trong một buổi họp của Bộ chính trị ĐCSTQ. Giang coi vấn đề Pháp Luân Công như là một vấn đề “đấu tranh giai cấp”, gọi các học viên Pháp Luân Công là kẻ thù chính trị, kích thích phản xạ đấu tranh của ĐCSTQ, đồng thời ra lệnh thiết lập “Phòng Xử lý Vấn đề Pháp Luân Công” thuộc Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ.

Ý nghĩa phòng 610 là gì? Phòng 610 về mặt hình thức là chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng Nhà nước nhưng trên thực tế nó là một tổ chức Đảng được phép tồn tại ngoài khuôn khổ của nhà nước và chính phủ Trung Quốc, không phải chịu bất kể giới hạn của luật pháp, quy định hay chính sách quốc gia nào. Nó là một tổ chức toàn quyền rất giống với Gestapo của Đức Quốc xã có mọi quyền lực vượt trên cả các hệ thống luật pháp và tòa án, sử dụng các nguồn lực của đất nước một cách tùy ý. Vì nó được thành lập vào ngày 10 tháng 6 nên nó được gọi là “Phòng 610”.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, các nhân viên an ninh trên toàn Trung Quốc đã bắt giữ những người tập Pháp Luân Công vào lúc nửa đêm, từ hàng trăm ngôi nhà họ bị đưa vào các nhà tù, trại lao động cưỡng bức và bị giam cầm. Các văn phòng An Ninh đã ra lệnh cho các nhà thờ, chùa chiền, nhà thờ hồi giáo, báo chí, truyền thông bắt đầu phê phán và công kích Pháp Luân Công, tòa án và cảnh sát đàn áp Pháp Luân Công.

Bộ Công an đã ban hành một thông tư cấm công dân tập Pháp Luân Công, cấm sở hữu bài giảng của Pháp Luân Công, cấm hiển thị biểu ngữ hay biểu tượng của Pháp Luân Công, và cấm phản đối lệnh cấm này. Những khuyến khích bởi chính quyền với lời hứa rằng những người rời bỏ Pháp Luân Công và các dịch vụ công (tức các hoạt động công ích của Pháp Luân Công) sẽ không bị trừng phạt.

Chính quyền đã huy động bộ máy truyền thông nhà nước, tòa án, cảnh sát, quân đội, hệ thống giáo dục, gia đình, và nơi làm việc để chống lại các học viên Pháp Luân Công. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, có nhiều báo cáo về sự tra tấn có hệ thống, Theo Mickey Spiegel, bắt bớ vô cớ, cưỡng bức lao động, thu hoạch nội tạng và lạm dụng các khủng bố tinh thần để ép các học viên từ bỏ đức tin của họ đối với Pháp Luân Công.

Hình thức giam giữ, tra tấn

Cũng theo Bộ Công an, “trại cải tạo lao động” là một biện pháp hành chính đối với những người phạm tội chưa thành niên, nhưng các học viên Pháp Luân Công với mọi lứa tuổi và không được coi là tội phạm hợp pháp lại được áp dụng. Cuối năm 2000, Trung Quốc bắt đầu sử dụng phương pháp hình phạt rộng rãi này đối với các học viên Pháp Luân Công với hy vọng thường xuyên “chuyển hóa người tái phạm” Điều khoản này cũng có thể được tự ý mở rộng bởi cảnh sát mà không cần theo quy định. Các học viên có thể chịu những khoản phạt chống lại họ không rõ ràng.

Theo Robert Bejesky, viết trong Tạp chí Columbia của Asian Law, chẳng hạn như “gây rối trật tự xã hội”, “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”, hay “lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa.” Có tới 99% các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ thời gian dài vì bị xử lý hành chính thông qua hệ thống này mà không nằm trong hệ thống tư pháp hình sự. Các tù nhân bị buộc phải làm công việc nặng nhọc trong các hầm mỏ, nhà máy gạch, nông nghiệp; họ bị tra tấn về thể xác, bị đánh đập, thẩm vấn và cắt khẩu phần lương thực. Ngoài ra các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các nhà tù, trại cưỡng bức, tra tấn, đánh đập với trên 35 hình thức tra tấn man rợ ĐẶC BIỆT công an còn cưỡng bức các nữ học viên Pháp Luân Công.

2.1.1. Kiểm soát và khống chế truyền thông

Kiểm soát các kênh truyền thông đưa thông tin lừa dối, gây kích động thù hận

Để đối phó với Pháp Luân Công Chính quyền ĐCSTQ đã mở rộng toàn cuộc đàn áp trên mọi phương diện. Cụ thể kiểm soát toàn diện hơn 2.000 tờ báo, hơn 1.000 tạp chí và hàng trăm đài truyền hình, đài phát thanh địa phương, toàn bộ cỗ máy này đều bị lợi dụng dốc toàn lực tuyên truyền video, clip, hình ảnh vu khống Pháp Luân Công.
Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong khoảng nửa năm, các cơ quan truyền thông của ĐCSTQ đã xuất bản cả ở trong và ngoài nước hơn 300.000 bài báo đầu độc không biết bao nhiêu người vốn không hiểu rõ chân tướng sự việc.
Đáng chú ý nhất là, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã dành 7 giờ phát sóng mỗi ngày để phát sóng những thông lừa dối, xuyên tạc…Những lời giảng ông Lý Hồng Chí ( người sáng lập Pháp Luân Công ) bị cắt xén, sửa đổi. Lời giảng “không tồn tại cái gọi là vụ nổ Trái Đất” đã cắt mất chữ “không” làm lời giảng biến đổi nghĩa hoàn toàn. Từ đó miệt thị, tung tin là Pháp Luân Công tuyên truyền “ngày tận thế của Trái Đất”.

2.1.2. Kiểm duyệt mạng Internet

Theo một tổ chức phi chính phủ quốc tế Freedom House họ có cuộc điều tra và đã có báo cáo rằng Pháp Luân Công là đối tượng bị chặn nhiều nhất trên Internet ở Trung Quốc Đại Lục. Ethan Gutmann cho biết có rất nhiều người bị như vậy bao gồm việc tài khoản từ chối dịch vụ do bị tấn công. Phương pháp này được sử dụng bởi chính quyền Trung Quốc để chống lại Pháp Luân Công. Cũng theo nhà phân tích James Mulvenon của Tổng công ty Rand, Bộ Công an Trung Quốc đã sử dụng chiến tranh mạng để tấn công trang web của Pháp Luân Công ở Mỹ, Úc, Canada và Anh đồng thời ngăn chặn truy cập tới tài nguyên Internet nói về chủ đề này. Báo cáo bởi BBC News, Global Internet Freedom Consortium (Liên minh tự do Internet toàn cầu-GIFC), Bộ Ngoại giao Mỹ đã tài trợ 1.5 triệu USD cho chương trình này’, điều khiến các quan chức Trung Quốc lên án và khó chịu. Theo Đại sứ quán Washington ở Trung Quốc cho biết ‘Trung Quốc đã phản đối Mỹ giúp GIFC.

2.1.3. Sách nhiễu phóng viên nước ngoài

Các tổ chức, câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Trung Quốc đã phản ánh về việc các thành viên của họ bị “theo dõi, bắt giữ, thẩm vấn và đe dọa” bởi những báo cáo xác thực về “cuộc đàn áp Pháp Luân Công”. Rất nhiều nhà báo nước ngoài tham dự cuộc họp báo được tổ chức bởi các học viên Pháp Luân Công diễn ra tại Bắc Kinh ngày 28 tháng 10 năm 1999, đã bị cáo buộc là “báo cáo bất hợp pháp” bởi nhà chức trách. Những người khác đã bị trừng phạt vì lý do là giao tiếp với báo chí nước ngoài hoặc tham gia tổ chức các cuộc họp báo. Các nhà báo của New York Times, Reuters, Associated Press và rất nhiều tổ chức khác đã bị thẩm vấn bất hợp pháp bởi cảnh sát và buộc họ phải ký nhận tội đồng thời tịch thu giấy tờ cư trú và công việc của họ tại trung Quốc…Các phóng viên cũng phản ánh về việc truyền hình vệ tinh nước ngoài bị can thiệp khi được chuyển qua truyền hình Trung ương Trung Quốc. Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng “một số người đã bị phạt tù hoặc bị giam giữ hành chính dài hạn vì đã lên tiếng về cuộc đàn áp hoặc đưa thông tin lên Internet.”

Vào năm 2002 Phóng viên Không Biên giới báo cáo về Trung Quốc nói rằng các nhiếp ảnh gia và các nhà quay phim làm việc với các phương tiện truyền thông nước ngoài đã bị cấm tác nghiệp bên trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn, nơi hàng trăm học viên Pháp Luân Công đến để thỉnh nguyện trong những năm gần đây. Ước tính có ít nhất 50 đại diện báo chí quốc tế đã bị bắt giữ phi pháp và đánh đập bởi công an Trung Quốc kể từ tháng 7 năm 1999. Rất nhiều người theo Pháp Luân Công đã bị bỏ tù vô cớ vì lý do là nói chuyện với các nhà báo nước ngoài “Ian Johnson, phóng viên của tờ báo The Wall Street Journal ở Bắc Kinh, đã viết một loạt các bài báo và giành được giải thưởng Pulitzer 2001. Nhưng Ian Johnson đã rời khỏi Bắc Kinh sau khi viết bài các bài báo về việc Pháp Luân Công bị đàn áp, ông nói “cảnh sát Trung Quốc đã làm cho cuộc sống của tôi ở Bắc Kinh trở nên tồi tệ” sau khi ông nhận được giải Pulitzer.

Toàn bộ cơ quan báo chí đã không thể chống lại và hạn chế các ấn phẩm liên quan đến Pháp Luân Công của Chính quyền Trung quốc. Vào tháng 3 năm 2001, tờ báo Time Asia đưa ra một câu chuyện về Pháp Luân Công ở Hồng Kông và ngay sau đó tạp chí bị kéo khỏi các sạp báo ở Trung Quốc Đại Lục và bị đe dọa ‘sẽ không bao giờ được bán trong nước’. Ở phương Tây, tất cả tin tức về sự đàn áp ở Trung Quốc cũng được điều tra và đưa ra công luận nhưng cuộc đàn áp hoàn toàn chưa chấm dứt, thậm chí số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và bị giết vẫn gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

2.1.4. Giả mạo thông tin về 1400 người chết

ĐCSTQ thống kê ra “1.400 trường hợp” giả mạo, ép buộc để phỉ báng, miệt thị Pháp Luân Công.
Ngày 15/5/1998, tổng cục Thể thao Quốc gia Trung Quốc khảo sát 12.553 học viên Pháp Luân Công( những người đã từng mắc bệnh ung thư, suy thận, tim, trầm cảm …) theo đó tỷ lệ người chữa khỏi bệnh và cơ thể hồi phục khỏe mạnh là 77,5%, cộng thêm số người có chuyển biến sức khỏe tốt lên là 20,4%, như vậy hiệu quả trị chữa bệnh khỏe người  lên đến 97,9%.

Nhưng đột nhiên năm 1999  cáo buộc “tập Pháp Luân Công dẫn đến cái chết của hơn 1.400 người theo tập” rõ ràng đây là sự giả dối.

Mọi thông tin không xác thực, có nhiều yếu tố lừa dối, vu khống:

– Bằng chứng về các vụ việc không được cung cấp.

– Không một cuộc điều tra độc lập nào được phép thực hiện.

– Những vụ việc có thể điều tra thì có kết quả: Các trường hợp tử vong phát hiện là giả mạo, có trường hợp là nạn nhân “chưa hề tồn tại ”
Mọi thông tin điều tra đều xuyên tạc, không đúng sự thật nhưng bộ máy truyền thông, báo chí vẫn đăng một cách rầm rộ khiến người dân mê hoặc, hiểu sai về Pháp Luân Công

2.1.5. Sự kiện dàn dựng vụ tự thiêu ở Thiên An Môn

Dàn dựng vụ tự thiêu giả gây trấn động cả Trung Quốc và cộng đồng quốc tế

Vào Ngày 23/1/2001, tức ngày 13 Tết Nguyên đán, tại quảng trường Thiên An Môn đã xảy ra vụ “tự thiêu” của 5 người. Và chính quyền tuyên bố đây là 5 học viên Pháp Luân Công đang tự tử bằng cách tự thiêu. Và đã tuyên truyền vụ việc này liên tục trong thời gian dài để người dân từ khen ngợi Pháp Luân Công chuyển sang thù hận, phẫn nộ đối với môn thiền định ôn hòa này.

Nhưng vụ việc này lộ ra nhiều sơ hở, nhiều tình tiết dàn dựng và được nhân định là một vụ vụ tự thiêu giả mạo do bởi chính quyền Trung Quốc bày trò. Xã hội quốc tế nhận định đây là một màn lừa đảo thế kỷ của ĐCSTQ. Một chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Geneve, Thụy Sĩ cũng đã phê phán vụ việc này vì nó “là hành động do chính phủ dàn dựng để lừa gạt nhân dân” gây sự hiểu nhầm và phỉ báng Pháp Luân Công.
Phân tích các tình tiết dàn dựng của đoạn video tự thiêu ở Thiên An Môn

Xem thêm: Dàn dựng video vu khống Pháp Luân Công ở Thái Nguyên

2.2.  Đàn áp bên ngoài Trung Quốc

Nhằm bôi nhọ danh tiếng Pháp Luân Công trên thế giới. ĐCS Trung Quốc đã có một chiến dịch lớn chi ra rất nhiều tiền cho hệ thống gián điệp, nghe lén điện thoại, gửi email giả mạo, phá hoại tài sản các học viên Pháp Luân Công. Đồng thời cũng ngăn chặn mọi cuộc điều tra của các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ thế giới về vụ việc Pháp Luân Công. Phong tỏa mọi nguồn tin chân thực về Pháp Luân Công ra bên ngoài nhằm che dấu diễn biến cuộc đàn áp.

Nhưng điều đó đã tăng thêm sự nghi ngờ của các tổ chức thế giới và chính phủ các nước cùng người dân trên thế giới về vụ việc đàn áp Pháp Luân Công của Chính Quyền Trung Quốc.

Các tổ chức, cá nhân trên thế giới cũng đã không ngần ngại nói ra suy nghĩ của mình về Pháp Luân Công đồng thời họ cũng lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công và người sáng lập ông Lý Hồng Chí.

2.2.1. Gửi email giả mạo

Trước ngày lễ kỷ niệm Pháp Luân Đại Pháp thế giới hằng năm, ngày 13-5 các nghị sỹ Canada nhận được email giả mạo để bôi nhọ Pháp Luân Công với nội dung như sau:
Một người gửi tên là “Andrew Tang” gọi người nhận là “ngu ngốc” vì đã không tham dự các lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp và mất đi “cơ hội cuối cùng để được cứu.”
Một người gửi email khác nói với người nhận rằng: “Điều đang chờ đợi các ngươi sẽ là sự HỦY DIỆT TRIỆT ĐỂ!”
Những email này ngay lập tức đã bị nghi ngờ giả mạo vì sử dụng ngôn ngữ thô tục, đe dọa khác hẳn những ngôn ngữ các học viên Pháp Luân Công ứng xử
Những email giống như vậy cũng được gửi đến những nhân vật đắc cử ở Úc, châu Âu, và Hoa Kỳ, New Zealand,. John Hugh và James Shaw, hai ủy viên hội đồng thành phố Parramatta, Úc.
Vào năm tiếp theo, nghị sỹ Đảng Bảo thủ là ông Peter Goldringand cùng các quan chức khác cũng nhận được các email tương tự.

Bà Grace Wollensak, người điều phối của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada đã xác nhận nghi ngờ của ông: “Sau khi tiến hành điều tra trong suốt một thập kỷ qua, chúng tôi đã phát hiện ra rằng rất nhiều email tương tự đã được gửi đến nhiều quan chức khác của nhiều chính phủ tại các nước trên thế giới.” Đa số những email đã được gửi từ Trung Quốc Đại lục.
Ông Hyer nói rằng những email này không thuyết phục được ai cả, và ông cũng không sợ bất kỳ lời đe dọa nào trong các email mà ông đã nhận được. Ông nói: “Tôi không thích những thứ lưu manh, và tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ nhường bước trước những kẻ lưu manh này ”. “Tôi thích tâm trí và tấm lòng của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, và tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ họ.”

2.2.2. Đột nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại tài sản

Giang Trạch Dân đã ra lệnh “tăng cường cuộc chiến” chống lại Pháp Luân Công ở nước ngoài. Các học viên bên ngoài Trung Quốc gặp nhiều can nhiễu, phá hoại: Các tài khoản thư điện tử của họ bị đột nhập và điện thoại thì bị nghe trộm, học viên còn nhận được lời dọa giết, bị đánh và thậm chí còn bị bắn.
Đây là vài ví dụ về nhiều vụ việc đã xảy ra tại Hoa Kỳ. Các sự việc này được trích dẫn trong nghị quyết của Hạ viện quốc hội Mỹ (HCR 304) lên án việc gia tăng bức hại ở nước ngoài, đã được thông qua vào năm 2003.
Năm học viên Pháp Luân Công đã bị hành hung trong khi đang phát tờ rơi ở bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc ở Chicago. Hai người hành hung, đã bị kết tội bạo hành, đều là người của một tổ chức người Trung – Mỹ có liên hệ mật thiết với lãnh sự quán.
Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco đã viết thư tới thị trưởng của Saratoga, nài nỉ ông rút lại lời tuyên bố tôn vinh sự đóng góp của Pháp Luân Công tại cộng đồng của ông.
Giữa năm 1999 và năm 2003, căn hộ của bà Gail Rachlin, người phát ngôn của Pháp Luân Công, đã bị đột nhập năm lần. Những đồ dùng bị lấy đi chỉ là sổ địa chỉ, ghi chép về thuế, và nhiều tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công.
2.3. Mổ cướp nội tạng

Có thêm nhiều bằng chứng cho thấy một câu chuyện khủng khiếp về giết người và thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Qua báo cáo từ các nhân chứng và các bác sỹ Trung Quốc đã tiết lộ rằng có hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng, sau đó chúng bị bán và cấy ghép, việc này đã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ngành thương mại cấy ghép nội tạng mà đứng đằng sau chỉ đạo là giới viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Họ hợp tác với các bác sỹ phẫu thuật,  giới chức trách của trại giam, và cả giới viên chức quân đội. Nạn nhân bị giam tại các trại tập trung trước khi bị mổ cướp nội tạng, sau đó thi thể của họ ngay lập tức bị hỏa thiêu hoặc đưa đến nơi bí mật. Có rất nhiều nhân chứng, bằng chứng cho nạn mổ cướp nội tạng sống đang được diễn ra tại Trung Quốc Đại lục. Các tổ chức điều tra cũng nghi ngờ rằng nạn mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công có liên quan đến ngành công nghiệp nhựa hóa cơ thể người có nguồn gốc từ “Văn Phòng Công An Trung Quốc.” được sáng chế bởi một người tên là Gunther Von Hagens được mệnh danh là bác sỹ tử thần.

2.3.1. Nhân chứng

Những nhân chứng cho thấy nạn mổ cướp nội tạng đang diễn ra
Vào tháng 03 năm 2006, khi một phụ nữ tuyên bố rằng có tới 4.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng tại bệnh viện nơi bà từng làm việc. Bà cũng kể về chồng bà, một bác sỹ phẫu thuật tại cùng bệnh viện ở ngoại ô thành phố đông bắc Thẩm Dương, đã thú nhận với bà rằng ông đã lấy giác mạc của 2.000 học viên Pháp Luân Công đang còn sống. Một tuần sau, một bác sỹ quân y Trung Quốc không những chứng thực lời kể của người phụ nữ trên, mà còn tuyên bố những tội ác như vậy đang diễn ra ở 36 trại tập trung khác nhau ở khắp Trung Quốc. Theo lời vị bác sỹ này thì trại lớn nhất giam giữ 120.000 người. Ông nói rằng cũng đã chứng kiến các học viên Pháp Luân Công bị đưa đến một cách ồ ạt từ khắp các vùng trong cả nước trên các tàu chở gia súc vào buổi đêm, dưới sự bảo vệ an ninh chặt chẽ.

Những người ủng hộ Pháp Luân Công và các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế đã ngay lập tức bắt đầu tiến hành điều tra về các cáo buộc này. Họ gọi điện đến các bệnh viện ở Trung Quốc, vờ như muốn mua thận hoặc gan. Thật kinh hoàng khi các bác sỹ lần lượt công khai xác nhận: Chúng tôi có các học viên Pháp Luân Công trong kho, cứ đến đi và chúng tôi có thể cung cấp nội tạng cho ông chỉ trong một tuần.

2.3.2. Bằng chứng

Những bằng chứng tội ác mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc

Hơn 150 bệnh viện quân đội tại Trung Quốc, đều bí mật tiến hành cấy ghép tạng độc lập. Trung Quốc đã trở thành trung tâm giao dịch nguồn tạng sống quốc tế. Sau năm 2000, Trung Quốc luôn chiếm trên 85% tổng số ca cấy ghép tạng trên thế giới, số liệu này nằm trong tài liệu báo cáo của quân ủy trung ương, một số người nhờ đó đã được thăng cấp lên làm tướng. Các bệnh viện quân đội, bệnh viện cảnh sát vũ trang và bệnh viện công an vì có “nguồn cung cấp sẵn có”, nên đã đóng vai trò chủ chốt trong việc mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công.

2.3.3. Các cuộc điều tra quốc tế

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết có hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ phi pháp ở Trung Quốc, chủ yếu là trong các trại cải tạo lao động. Theo các báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền năm 2005 (những người kiến nghị không phải là học viên Pháp Luân Công) báo cáo rằng hầu hết các tù nhân trong các trại cải tạo lao động là học viên Pháp Luân Công. Họ nói rằng những học viên Pháp Luân Công phải nhận những “bản án lâu nhất và bị đối xử tồi tệ nhất” trong các trại.

Ethan Gutmann (trái) với Edward McMillan-Scott tại cuộc họp báo Hiệp hội báo chí nước ngoài năm 2009 về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.

Theo một tổ chức theo dõi nhân quyền, sau khi đã hoàn thành bản án cải tạo, các học viên đôi khi bị giam giữ trong “trung tâm pháp lý giáo dục”, đây là một hình thức trừng phạt được thành lập bởi chính quyền địa phương “chuyển hóa tâm trí” của các học viên. Trong khi, ban đầu các quan chức Bắc Kinh miêu tả quá trình này là “vô hại”. Tiếp theo là một đường lối cứng rắn sau đó được thông qua, “những ban trợ lý giáo dục và công nhân, cán bộ lãnh đạo và những người từ tất cả các tầng lớp xã hội” đều được tham gia vào chiến dịch. Vào đầu năm 2001 chỉ tiêu đã được đưa ra như bao nhiêu học viên cần phải được “chuyển hóa”. Hồ sơ chính thức không đề cập đến phương pháp làm việc để đạt được điều này, mặc dù các điều tra của bên thứ ba (các tổ chức đứng ngoài) cho thấy những vi phạm thể xác và tinh thần có thể là “cực kỳ nghiêm trọng”.

Cũng theo hai nhà hoạt động nhân quyền là luật sư nhân quyền quốc tế David Matas và cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập để tìm hiểu sự thật. Ngày 6/7/2006, bản báo cáo điều tra cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công được công bố.
Cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” xuất bản vào năm 2007 của hai ông David Matas và David Kilgour cho thấy một loạt các chứng cứ chứng minh chính quyền Trung Quốc đã hậu thuẫn cho việc mổ cướp nội tạng của những người tu luyện Pháp Luân Công.
Hai ông Kilgour và Matas đều được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2010 cho nỗ lực điều tra về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Tổ chức Bác sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) có trụ sở chính ở Washington (Mỹ) vừa qua đã được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình năm 2016.

Trong suốt 10 năm thu thập chứng cứ, theo dõi 865 bệnh viện có hoạt động cấy ghép và hơn 9.500 bác sĩ làm nghề này, kiểm tra kho số liệu trên các trang mạng của bệnh viện, thông tin từ các báo cáo luận văn, và gọi hơn 2.000 cuộc điện thoại ghi âm làm chứng.

Ngày 19/5/2016, Tổ chức Thế giới Điều tra về bức hại Pháp Luân Công đã công bố  báo cáo dài hơn 210.000 chữ chứng minh có tồn tại kho nội tạng sống khổng lồ ở Trung Quốc mà nguồn gốc chủ yếu là từ các học viên Pháp Luân Công.

2.3.4. Lợi nhuận khổng lồ

Theo báo cáo “Thu hoạch đẫm máu”, bảng giá ghép nội tạng ở Trung Quốc quảng cáo trên trang web của một số bệnh viện lớn năm 2006, cụ thể như sau: ghép phổi từ 150.000 USD, ghép tim từ 130.000 USD, ghép gan từ 98.000 USD, ghép thận từ 62.000 USD, ghép giác mạc từ 30.000 USD.

Trong đó đa phần là các ca ghép thận, chiếm trên 70% tổng số ca cấy ghép. Nếu lấy con số ghép thận làm thước đo cơ bản, thì với số lượng 60.000-100.000 ca ghép mỗi năm. Trung Quốc sẽ thu được ít nhất từ 3,7 tỷ USD – 6,2 tỷ USD mỗi năm. Và với thực tế diễn ra hơn chục năm qua, con số thu được có thể lên đến trăm tỷ USD.

3. Hành động thế giới

Sự kiện bị đàn áp của Pháp Luân Công đã thu hút lượng lớn sự chú ý của quốc tế đến từ các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Các tổ chức nhân quyền như ‘Tổ chức Ân Xá’ và ‘Quan sát quyền con người’ đã bày tỏ khẩn cấp báo cáo về sự tra tấn và ngược đãi đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc và cũng đã kêu gọi Liên Hợp Quốc và chính phủ các nước trên thế giới  can thiệp kịp thời để chấm dứt cuộc đàn áp đẫm máu này.

Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua sáu nghị quyết – Chấp thuận Nghị Quyết 304, chấp thuận Nghị Quyết 530, chấp thuận Nghị Quyết 188, chấp thuận Nghị Quyết 218, đồng thời kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các chiến dịch chống lại các học Pháp Luân Công ở Trung Quốc và ở nước ngoài. Đồng thời Nghị quyết 217 đã được thông qua vào tháng 11 năm 1999. Mới đây nhất, Nghị quyết 605, cũng đã thông qua vào ngày 17 tháng 3 năm 2010, và kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức chiến dịch đàn áp, đe dọa, bỏ tù, và tra tấn tất cả những người tập  Pháp Luân Công. Rep Ileana Ros-Lehtinen (R-FL), Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà Ngoại giao Hoa Kỳ, kêu gọi chính quyền Obama phải đối đầu với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về nhân quyền khủng khiếp của nó, bao gồm cả sự đàn áp của nó với các học viên Pháp Luân Công “Điều quan trọng là bạn bè và những người ủng hộ dân chủ và nhân quyền tiếp tục thể hiện tinh thần đoàn kết và hỗ trợ của họ, bằng cách lên tiếng chống lại sự ngược đãi ” cô nói tại cuộc biểu tình vào ngày 12 Tháng Bảy 2012.

Thế giới ngăn chặn chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công và nạn mổ cướp nội tạng.

Đứng trước diễn biến cuộc bức hại Pháp Luân Công có rất nhiều các tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước đứng ra nói lời công bằng và làm sáng tỏ âm mưu cuộc đàn áp Pháp Luân Công và mổ cướp nội tạng sống có liên quan đến người tập Pháp Luân Công.

Năm 2014, Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua một nghị quyết lên án cuộc tấn công của Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ. Họ kêu gọi chính phủ Trung Quốc “ngay lập tức ngừng can thiệp vào việc thực hiện các quyền tự do tôn giáo và chính trị tại Hoa Kỳ.

Đồng thời các đại biểu Quốc Hội thúc giục Tổng thống Mỹ giúp chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Các nhà lập pháp Canada kêu gọi Thủ tướng nước này hỗ trợ giải cứu các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Nghị sỹ Hoa Kỳ Ed Perlmutter: Tôi sát cánh cùng tất cả các bạn kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt sự tàn bạo này.
Nghị sĩ Quốc hội Ai-len: “Công kích quyền của các học viên Pháp Luân Công là công kích tất cả chúng ta”
Nghị sỹ Quốc hội Áo: Kiện cựu lãnh đạo độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân có ý nghĩa quan trọng
Các chính trị gia Thụy Sĩ thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa Giang Trạch Dân ra công lý
Úc: Mít tinh tại Sydney ủng hộ 200.000 đơn khởi kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân
Thụy Sỹ: 36 nhà lập pháp hối thúc Cao Ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc giúp đỡ đưa cựu độc tài Trung Quốc ra công lý
Châu Âu: Hơn một nửa số Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu cùng ký vào bản Tuyên bố yêu cầu hành động chấm dứt tội ác thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc
Mười tám Nghị sỹ Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ viết thư ủng hộ nỗ lực phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công
Đài Bắc, Đài Loan: Hội đồng Thành phố thông qua Nghị quyết ủng hộ việc khởi kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Pháp Luân Công

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…