Home Tin nổi bật Tình thương người và giá trị nhân văn bị đánh mất trong chữ Hán hiện đại

Tình thương người và giá trị nhân văn bị đánh mất trong chữ Hán hiện đại

0
1,669
chu han
chu han
Liệu bạn có thể yêu mà không có trái tim? (Ảnh: weknowyourdreams.com)

Tình thương người và giá trị nhân văn bị đánh mất trong chữ Hán hiện đại

Yêu mà không có trái tim, lắng nghe mà không biết liêm sỉ, người thân mà lại chẳng muốn nhìn mặt nhau – Đó chỉ là một phần nhỏ trong những giá trị bị lãng quên ở Trung Quốc ngày nay. Và như một sự trùng hợp kỳ lạ, sự thật đáng buồn này cũng được thể hiện ngay trong chữ Hán hiện đại! Điều đó khiến người ta không khỏi suy ngẫm kỹ hơn về câu nói: “Chữ viết là hiện thân của tinh hoa văn hóa dân tộc“.

Xem thêm: Bài học từ người xưa để sống thanh thản

Văn hóa là linh hồn của dân tộc. Đối với nhân loại thì nhân tố tinh thần này cũng quan trọng không kém các nhân tố vật chất như giống nòi và đất đai. Sự phát triển văn hóa định ra lịch sử nền văn minh của một đất nước. Sự phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó. Những dân tộc cổ xưa sáng tạo ra các nền văn minh huy hoàng bị coi như đã biến mất khi nền văn hóa của họ biến mất, mặc dù người của các dân tộc đó có thể vẫn tồn tại.

***

Chữ viết là hiện thân của tinh hoa văn hóa dân tộc. Điều này càng thể hiện rõ ràng hơn ở các loại chữ viết tượng hình trong những nền văn minh cổ xưa. Đơn cử như trong chữ Nôm, từ “hảo” (好) nghĩa là điều tốt lành. Nó bao gồm bên trái là bộ “nữ” nghĩa là phụ nữ, người mẹ, bên phải là chữ “tử“, nghĩa là đứa con, trẻ con. Mẹ đứng cạnh con được hiểu là mẹ tròn con vuông, đó chính là điều tốt lành nhất. Đó chính là hàm nghĩa bên trong của từ “hảo“.

Tuy nhiên, khi nhìn lại chữ Hán giản thể hiện đại ngày nay, người ta mới giật mình nhận ra sự biến mất của những hàm nghĩa sâu sắc đó:

Ví dụ chữ Thân (親) phồn thể truyền thống gồm bộ tân (辛) bên trái, và chữ kiến (見) bên phải. Hàm nghĩa của bộ tân này (辛) tức là vị cay, tượng trưng cho sự gian khổ, kiến (見) tức là gặp mặt, nhìn thấy nhau. Nghĩa của từ này chính là cho dù trong lúc khó khăn nhất, những người thân vẫn có thể luôn ở bên cạnh và tương trợ lẫn nhau, vẫn luôn thăm viếng và giữ được tình cảm khăng khít. Tuy nhiên trong chữ giản thể đã bỏ mất đi chữ kiến (見) chỉ còn lại bộ tân (辛), nghĩa là anh em, vợ chồng,cha con vì bước đường mưu sinh gian khổ đã không còn nhìn mặt nhau nữa.

chu han
Sự biến đổi của từ “Thân” trong chữ giản thể và chữ phồn thể

恥 > 耻

Một vài ví dụ khác mà chúng ta có thể đề cập tới như chữ Sỉ (恥) (liêm sỉ, xấu hổ) gồm bộ nhĩ (耳) (tai) và chữ tâm (心) (con tim). Người ta phải hướng nội, lắng nghe tiếng nói của lương tri, liêm sỉ bên trong mình để biết hổ thẹn khi làm việc xấu xa. Chữ giản thể lại thay đổi thành (耻) gồm bộ nhĩ (耳) (tai) và chữ (止) (dừng lại), người ta chỉ biết nghe rồi để đó, chứ không tự suy xét chính lương tâm của mình.

優 > 尤

Chữ Ưu (優) với ý nghĩa ưu tú, gồm bộ nhân (人) bên trái chỉ người và chữ ưu (憂) ở bên phải với ý nghĩa ưu tư, nghĩa là người xuất chúng ưu tú là người phải biết lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Trong chữ giản thể, chữ ưu (憂) đã bị đổi thành chữ vưu (尤) tức sự kỳ lạ, khác thường, nổi bật; tức là người thời nay có chút ít tài năng liền huênh hoang bộc lộ để thỏa mãn cá tính của mình chứ không còn chú ý đến việc phụng sự quốc gia, dân tộc.

Chữ Ái(愛)ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm (心) (con tim) và chữ thụ (受) (chịu đựng), tình yêu thương chính là sự chấp nhận và tình nguyện hi sinh. Tuy nhiên trong chữ giản thể ngày nay, chữ Ái này đã bị mất đi chữ tâm (trái tim). Trở thành tình cảm (tình yêu) hời hợt bên ngoài không có con tim.

chu han
Sự biến đổi của từ “Ái” trong chữ giản thể và chữ phồn thể

Nguyên nhân do đâu?

Trên thực tế trong quá trình chuyển giao sang thời kỳ hiện đại, Trung Quốc đã xảy ra một biến hóa lớn. Sau Cách mạng văn hóa, các giá trị truyền thống của nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm đã bị bóp méo và thay thế một cách không thương tiếc. Điều đó cũng thể hiện ngay trong chính chữ Hán giản thể. Loại chữ hiện đại này đã làm mất đi các yếu tố tượng hình, ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại. Trong khi chữ Hán phồn thể bao hàm tư tưởng và văn hóa truyền thống của Trung Hoa thì chữ giản thể lại không làm được như thế.

Cũng có người lý giải rằng, chữ Hán phồn thể khó học, khó viết, nên đáng bị thay thế. Tuy nhiên cách lý giải này không đúng. Một số học giả và chuyên gia văn hóa đã giải thích vấn đề này một cách cặn kẽ như sau:

1

Sử dụng chữ giản thể không hề khiến tỷ lệ mù chữ ở Trung Quốc giảm xuống bởi ở Đài Loan và Hồng Kông – nơi mà không hề sử dụng chữ giản thể, tỷ lệ người biết chữ cao hơn hẳn Trung Quốc Đại lục.

2

Chữ Hán giản thể làm mất đi tính nhân văn và giá trị đạo đức mà người xưa muốn lưu lại cho các thế hệ sau. Điều đó khiến cho đạo đức người Trung Quốc tụt dốc nhanh chóng và gây ra rất nhiều vấn đề xã hội ngày nay, khiến người Trung Quốc “nổi tiếng” về “sự xấu xí” trên thế giới.

3

Chữ Hán giản thể khiến người Trung Quốc không còn có khả năng tự tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của chính mình thông qua các cổ thư. Họ bị lệ thuộc vào các tài liệu chỉnh sửa ít ỏi và không đầy đủ được biên tập lại sang chữ giản thể.

4

Ngày nay do người dùng máy tính rất nhiều, nên việc học và viết chữ phồn thể không phải là vấn đề khó khăn. Hơn nữa, bản thân các chữ phồn thể cũng vẫn được dùng phổ biến trong các dịp lễ tết trang trọng.

Tạ Tuyển Tuấn

Một chuyên gia về văn học cổ điển Trung Hoa tại Newyork, ông Tạ Tuyển Tuấn cũng bày tỏ sự ủng hộ việc phục hồi chữ Hán truyền thống. Ông Tạ chỉ ra rằng chữ giản thể đã phá hoại ngầm hàm nghĩa và cấu trúc của Hoa ngữ.

Chữ giản thể thực chất rất xấu xí. Bạn không cảm nhận được điều đó ở mỗi từ riêng lẻ. Nhưng khi bạn in ra một bài viết, so sánh nó với chữ chính thống, chữ giản thể trông như một nhóm những người ăn xin và người tàn tật bị mất tay hoặc chân tụ hợp lại. Chúng trông xấu xí vì chúng thiếu tính logic về nhiều khía cạnh. Có 6 quyển sách trong bộ ‘Thuyết văn giải tự’ giải thích về cấu trúc của tiếng Hoa, bao gồm 6 quy tắc tạo chữ. Tuy nhiên, chữ giản thể đã huỷ hoại hết các điều này“, ông Tạ cho biết.

Đánh mất giá trị văn hóa

Khi nền văn hóa đánh mất các giá trị cốt lõi của nó, thì đạo đức con người cũng dễ dàng bị trượt dốc theo. Người Trung Quốc hiện nay không hề được thế giới ưa thích, nhưng nếu quay ngược dòng thời gian, thì những triều đại hoàng kim thịnh thế của Trung Hoa cổ xưa thậm chí đã từng là điểm đến của các học giả tới từ phương Tây, Trung Đông và châu Á. Vậy thì câu hỏi đặt ra là: nền văn minh huy hoàng đó đã đi về đâu?

Chữ Hán có nội hàm văn hóa rất thâm sâu, chữ Hán phồn thể có thể giúp duy trì nguyên tắc đạo đức của xã hội, bởi ngôn ngữ chính là một thứ gắn chặt với tư duy của con người chúng ta. Nước ta trước đây dùng chữ Hán Nôm, thời đó giá trị đạo đức của nhân dân ta cũng khá cao, nhưng ngày nay đạo đức xuống cấp thảm hại, chữ Hán Nôm cũng không còn mấy người biết. Phải chăng cũng một phần là từ đây mà ra?

Trí thức VN

Linh

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Tin nổi bật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…