Home Featured Trước chiến tranh Việt Nam: Việt Nam – Hoa Kỳ đã từng có cơ hội là bạn

Trước chiến tranh Việt Nam: Việt Nam – Hoa Kỳ đã từng có cơ hội là bạn

0
1,569
My Viet
Bức ảnh với sự xuất hiện của các lực lượng Mỹ hỗ trợ Việt Minh chống Nhật

Ý nghĩa của tên “Việt Minh”

Việt Minh tên đầy đủ là Việt Nam độc lập đồng minh hội, được ra đời năm 19 tháng 5 năm 1941. Một trong những mục đích của việc thành lập mặt trận Việt Minh là Hồ Chí Minh muốn đứng về phe Đồng Minh chiến đấu chống lại quân đội Nhật. Chính vì vậy ngay sau đó, người Mỹ bắt đầu coi Việt Minh như một lực lượng đồng minh chống Nhật tích cực và có thể phối hợp.

Sau khi Nhật tấn công Trân Châu cảng (7/12/1941) mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, Mỹ đặt Đông Dương trong khu vực tác chiến của Quân đoàn không quân số 14 của Mỹ, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở vùng Hoa Nam và bắc Đông Dương.

Những tiếp xúc của Hồ Chí Minh với lực lượng Mỹ được thiết lập từ tháng 3/1945, sau sự kiện trung úy R. Shaw được Việt Minh cứu thoát ở vùng núi Cao Bằng ngày 2/11/1944 và đưa trở lại Côn Minh. Ngày 29/3/1945 ở Côn Minh, Hồ Chí Minh gặp tướng C. Chenault tư lệnh không đoàn 14 và hai người đã có những mối thiện cảm.

Hồ Chí Minh cũng đã làm cho người Mỹ hiểu hơn về Việt Minh và cuộc chiến đấu của giành độc lập của người Việt Nam. Sau đó, người Mỹ bắt đầu coi Việt Minh như một lực lượng đồng minh chống Nhật tích cực và có thể phối hợp các nỗ lực.

Cho đến đầu tháng 5/1945, hai sĩ quan OSS (Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ, tiền thân của CIA) đã có thể đều đặn gửi báo cáo về từ Tân Trào. Ngày 17/7/1945, đội tình báo Mỹ mang biệt danh Con nai gồm 5 người do thiếu tá A. Thomas chỉ huy đã nhảy dù xuống Tân Trào.

Họ huấn luyện các kỹ năng quân sự cho 40 người được chọn từ số 110 quân du kích của Đàm Quang Trung. Đầu tháng 8/1945, trung đội Bộ đội Việt – Mỹ (tên đặt chính thức của Hồ Chí Minh) đã được thành lập và ngày 20/8/1945 trung đội này đã tham gia chiến đấu với quân Nhật ở Thái Nguyên dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp.

Âm mưu của người Pháp

Sau chiến tranh thế giới lần II, nước Pháp giành được độc lập và có ý định xác lập lại quyền thống trị nước Việt Nam.

Hàng ngàn năm chống giặc phương Bắc, và 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, người Việt Nam có một khao khát to lớn về nền độc lập tự quyết của dân tộc, dĩ nhiên là không chấp nhận để cho Pháp, kẻ đã bị Nhật đánh bại quay trở lại.

quan Phap
Quân đội Pháp ở Việt Nam (khoảng 1950)
Đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm lược lần nữa, Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam đứng trước hai lựa chọn.

– Lựa chọn thứ nhất: Dựa vào sự giúp đỡ của nước Mỹ từ mối quan hệ trong cuộc chiến tranh chống Nhật đã có từ trước. Như vậy nếu xác lập được mối quan hệ này Việt Nam có thể sẽ đi theo các nước Tư Bản

– Lựa chọn thứ hai: Dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô, và sau này của Trung Quốc. Trong mối quan hệ của Đảng Cộng Sản Đông Dương với Quốc tế cộng sản. Nếu lựa chọn sự giúp đỡ của Liên Xô, dĩ nhiên Việt Nam sẽ đi theo con đường XHCN

Và Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường thứ nhất: Dựa vào sự giúp đỡ của nước Mỹ bởi:

– Hồ Chí Minh rất hiểu nền dân chủ Mỹ (Mà ông đã từng trích dẫn trong bản tuyên ngôn Độc Lập 2/9/1945).

– Liên Xô và phe Quốc tế Cộng Sản chỉ quan tâm tới “đấu tranh giai cấp”, trong khi vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam lúc này là độc lập.

– Đường lối của phe Cộng Sản là “bạo lực”, khiến mâu thuẫn xã hội gay gắt và không phù hợp với văn hóa phương Đông vốn ưa sự ôn hòa, là một người hiểu văn hóa truyền thống, Hồ Chí Minh có lẽ thấy nền dân chủ Mỹ phù hợp với Việt Nam hơn.

Minh chứng cho việc lựa chọn con đường thứ nhất là bức thư Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman ngày 16/2/1946, trong đó bày tỏ Việt Nam mong muốn được “hoàn toàn độc lập” và ý nguyện thiết lập “hợp tác đầy đủ” với Hoa Kỳ.
thu Ho Chi Minh
Trang 1 và 3 Bức thư Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman ngày 16/2/1946

 

Trong thư: Hồ Chí Minh viết: “An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm bằng sự độc lập của chúng ta đối với bất kỳ một cường quốc thực dân nào, và bằng sự hợp tác tự nguyện của chúng ta với tất cả các cường quốc khác. Chính là với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hợp chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực Công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.

Điều mà chúng tôi đề nghị đã được trao cho Philippines một cách quý báu. Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”.

Sự bối rối của Hoa Kỳ và lựa chọn

Dĩ nhiên Hoa Kỳ cũng thấy được “thiện cảm” từ chính quyền Hồ Chí Minh và thực lòng muốn giúp đỡ. Tuy vậy, nước Pháp đã can thiệp. Tổng thống Charles de Gaulle cảnh báo Hoa Kỳ:

“Nếu Mỹ tiếp tục đòi độc lập cho thuộc địa của Pháp, Pháp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rơi vào quỹ đạo của Nga” (The Vietnam War Episode 1: Déjà Vu (1858-1961))
Charles de Gaulle
Charles de Gaulle (Ảnh: internetfigyelo.wordpress.com)

Sau chiến tranh thế giới lần II, với sự thành công vang dội của Liên Xô trong việc tiêu diệt Phát xít Đức, sức ảnh hưởng của Liên Xô là cực lớn, Tổng thống Charles de Gaulle cũng rất có thiện cảm với Stalin và hai vị lãnh đạo này thường gặp nhau, quan hệ giữa Pháp – Liên Xô khá nồng ấm và trong chính quyền Pháp có nhiều người thuộc phe Cộng Sản, nguy cơ Pháp ngả về Liên Xô là quá rõ ràng.

Điều này khiến Hoa Kỳ chùn bước và đã lựa chọn nước Pháp bởi lúc đó Pháp là nước lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cục diện thế giới, trong khi Việt Nam là nước nhỏ, hầu như không có ai biết tới. Lúc đó, Mỹ hoàn toàn không biết rằng chính lựa chọn này đã đẩy Việt Nam – Mỹ vào một cuộc chiến đẫm máu nhất thế kỷ XX, gây chia rẽ đất nước sâu sắc nhất kể từ khi lập quốc.

Khi không nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, dĩ nhiên Hồ Chí Minh và chính quyền Hà Nội không còn cách nào khác là dựa vào Liên Xô và phe XHCN, ngẫu nhiên sẽ trở thành đối thủ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống làn sóng Cộng Sản ngày càng lan rộng.

Hy vọng

Xem thêm:

 

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Featured

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…