Home Bốn Phương Truyền thuyết về tộc người hai ngón chân

Truyền thuyết về tộc người hai ngón chân

0
729
Hai ngón chân hết sức linh hoạt

 

Bemba

Anh Bemba, 36 tuổi là trụ cột của một gia đình có 3 người và cũng là người đầu tiên của tộc người hai ngón chân đi ra ngoài mưu sinh kiếm sống. Mỗi khi tiết xuân ấm áp đến, anh lại đến Francistown làm thuê, thỉnh thoáng mới về nhà thăm mọi người. Anh không chỉ là người có hai ngón chân mà còn có những ngón tay cũng rất kỳ dị.

Bàn chân trái của Bemba có tới hai ngón cái với phần khớp xương không thẳng mà cong queo lệch lạc. Ngón thứ hai và thứ ba lại dính chặt vào nhau và ở giữa có một lớp màng. Bàn chân phải của anh lại chỉ có một ngón cái, ngón thứ 2, 3, 4 đều biến mất. Cũng giống như những người hai ngón chân khác, chân của Bemba rất mềm dẻo và linh hoạt. Anh có thể dùng chân nhặt một hòn than hay lon coca lên từ trên mặt đất.

Hai ngón chân hết sức linh hoạt
Hai ngón chân hết sức linh hoạt (Ảnh: Letu.life)

Ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài

Mặc dù tộc người hai ngón chân này đã có người ra ngoài kiếm sống như anh Bemba nhưng đại đa phần họ đều rất dè dặt thẹn thùng và không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ chỉ muốn sống cuộc sống du mục, đơn giản sau những cánh rừng cây cối rậm rạp, mặc dù, ở những phương diện khác họ đều không có gì khác biệt so với những người dân bình thường khác.

Hai người vợ trẻ 32 tuổi và 27 tuổi của anh Bemba cũng có đôi chân hai ngón và giữa ngón hai và ngón ba còn có một lớp màng sáng mịn. Hai cô con gái 5 tuổi và 6 tuổi của họ cũng có bàn chân hai ngón và đều có màng ở giữa. Mặc dù họ biết rằng mình sở hữu bàn chân hai ngón, khác với những tộc người bình thường khác nhưng họ không vì thế mà cảm thấy thống khổ hay bất tiện. Hơn nữa, họ cũng không để mình bị người 5 ngón đặt mình ở dưới đáy của xã hội.

Chân của họ được chia thành hai phần bắt đầu từ xương mu bàn chân. Mỗi một phần sẽ mọc ra một ngón chân rất to. Sức mạnh của đôi chân của họ không kém gì so với chân của những người bình thường khác. Cơ thể của họ cũng rất khỏe mạnh.

Hai ngón chân hết sức linh hoạt
Một gia đình tộc người chân hai ngón (Ảnh: Letu.life)

Lịch sử về tộc người hai ngón chân

Theo lịch sử ghi chép lại của Bồ Đào Nha vào thế kỷ 18, khi Mozambique là thuộc địa của Bồ Đào Nha thì nguồn gốc của tộc người hai ngón chân là người Wanya tại vùng Mozambique di cư xuống khu vực tây nam của Zimbabwe.

Có thể ngược dòng tìm hiểu về lịch sử của họ, sẽ phát hiện tộc người này xuất hiện từ thế kỷ thứ 14 nhưng bởi vì bản tính nhút nhát lại thưa thớt, không tiếp xúc với người lạ nên khiến cho người ngoài khó mà phát hiện được. Chỉ đến thế kỷ 18, khi mà Bồ Đào Nha xâm chiếm Mozambique thì tung tích về tộc người này mới được lộ ra.

Nghi thức trưởng thành

Họ có một nghi lễ trưởng thành rất khắc nghiệt và đáng sợ. Đó là nam thanh niên của tộc người hai ngón chân này vì để chứng minh mình là người trưởng thành sẽ phải giết chết một chàng trai của bộ tộc khác và hủy hoại đi bộ phận sinh dục của người đó.

Tập tục này không chỉ khiến những người trong chính bộ tộc này bất mãn mà còn khiến người da trắng sợ hãi. Vì vậy, Chính phủ Bồ Đào Nha đã phái đi ba đội quân viễn chinh tới trừng trị tộc người Wanya này khiến họ phải trốn tránh. Kết quả, vào năm 1745, một phần của bộ tộc này đã rời khỏi Mozambique và di cư tới Zimbabwe.

Kham-pha-toc-nguoi-chau-Phi-chi-co-hai-ngon-chan-nhu-tom-hum
Một nhóm người “hai ngón” (Ảnh: Letu.life)

Truyền thuyết

Cha của Bemba vẫn còn sống, và ông kể lại một truyền thuyết rằng: Trước đây, trong một bộ tộc thổ dân ở tây nam của Zimbabwe, có một cậu bé hai ngón chân ra đời. Điều này khiến tất cả mọi người trong bột tộc đều kinh hãi, họ cho rằng đứa trẻ này bị thần linh giáng tội. Vì để chuộc tội cho dân làng nên họ đã nhanh chóng giết chết đứa bé này. Một năm sau, người mẹ đó lại sinh ra một đứa con có hai ngón chân và cũng nhanh chóng bị giết chết.

Nhưng đến lần sinh thứ ba thì người mẹ này vẫn sinh ra một đứa con có hai ngón chân. Lúc này, mọi người cảm thấy đây không phải là thần linh giáng tội mà là được ban cho. Vì vậy, họ quyết định để lại đứa bé ấy.

(Ảnh: Letu.life)
(Ảnh: Letu.life)

Kể từ đó, càng ngày càng có nhiều đứa bé hai ngón chân được ra đời. Tộc người này dần dần thoát khỏi sự bất an và sự sợ hãi. Họ nhận thấy những đứa trẻ hai ngón chân này không hề có điểm gì khác biệt so với những đứa trẻ có năm ngón chân. Hơn nữa, điều kỳ lạ là không phải tất cả những đứa con của một cặp cha mẹ đều có hai ngón chân. Ví dụ, cha mẹ của Bemba có tất cả 5 người con, 2 người con đầu của họ đều có bàn chân bình thường còn 3 người con sau thì đều có bàn chân hai ngón.

Vì sao lại như vậy?

Nelson, một nhà biên soạn biên niên sử, đã tình cờ phát hiện ra tộc người kỳ lạ này trong một chuyến dã ngoại tới phía tây nam của Zimbabwe. Niềm đam mê khám phá đã thôi thúc Nelson tới gặp gỡ và trò chuyện với 16 người của bộ tộc hai ngón chân và phát hiện ra rằng, hiện tượng biến dị bàn chân của tộc người này trước hết là do quá trình di cư và kết hôn tạo thành.

Một người đàn ông của bộ lạc (Ảnh: Letu.life)
Một người đàn ông của bộ lạc (Ảnh: Letu.life)

Mấy năm trước, một phụ nữ có hai ngón chân đã từ địa phương khác đến tây nam của Zimbabwe sinh sống. Sau đó cô kết hôn với một người thổ dân địa phương thì gen hai ngón chân của cô đã phát huy tác dụng. Con của cô sinh ra cũng đều có hai ngón chân. Vì vậy mà đến đời thứ 2, thứ 3…của người dân nơi đây vẫn là người có hai ngón chân khiến cho người hai ngón chân ở đây càng ngày càng nhiều.

… do kết hôn cận huyết trong phạm vi bộ lạc?

Hiện tại các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân xuất hiện người hai ngón chân có thể do kết hôn cận huyết trong phạm vi bộ lạc.Tuy nhiên, bộ tộc này không hề có ý định thay đổi chế độ kết hôn hay nghĩ cách để giảm bớt số người có chân hai ngón xuất hiện. Bởi vì họ nhận thấy rằng, cho đến hiện tại người có hai ngón chân vẫn sinh hoạt rất bình thường mà không có  một sự bất tiện nào cả.

ĐKN lược dịch từ Letu.life

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Bốn Phương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…