Home Khoa học - Công nghệ Vì sao có gió, thủy triều và hải lưu?

Vì sao có gió, thủy triều và hải lưu?

0
3,519
nen-cay-nga-theo-gio-bao-e1499522652866

Nguyên nhân sinh ra gió

Dưới tác động của mặt trời, nhiệt độ mặt đất nóng dần lên , tuy nhiên không phải nhiệt độ nơi nào cũng như nhau do khoảng cách với mặt trời, địa hình hay loại đất đá cũng ảnh hưởng dẫn đến hiện tượng không khi ở một số khu vực nóng lên. Khi nóng lên không khi trở nên nhẹ đi và bắt đầu bay lên cao kéo theo hiện tượng áp suất khu vực đó trở nên thấp, không khí ở các khu vực xung quanh bị đẩy đến khu vực đó do sự chênh lệch áp suất. Sự di chuyển của không khí đó gọi là gió.

Lượng không khí này tiếp tục bị làm nóng nên lại bay lên cao rồi dần nguội đi. Ở độ cao này không khí lại di chuyển đến những nơi có áp suất thấp do lượng không khí di chuyển dưới mặt đất để lại tạo nên một vòng tuần hoàn khép kín. Trên trái đất có rất nhiều vòng tuần hoàn này đan xen, khi các luồng di chuyển va chạm làm đổi hướng tạo nên các vùng có áp suất hoặc quá lớn hoặc quá mạnh, đó chính là nguyên nhân sinh ra các cơn bão và lốc xoáy.

nen-cay-nga-theo-gio-bao-e1499522652866
Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Nói một cách hình tượng, ta thử lấy cái ly rồi múc một ly nước trong chậu ra. Nước trong chậu sẽ không bị lõm thành một cái hố khi ta múc mất một ly nước ra rồi. Lý do là khi ta múc nước ra thì nước ở xung quanh tràn vào chỗ trống ngay. Gió cũng được sinh ra như vậy.

Nguyên nhân sinh ra thủy triều

Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.

thuy-trieu8
Hình minh họa (Ảnh: Khoahoc.tv)

Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra.

Trái Đất vừa quay, vừa lắc.

Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Quả Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khí đó là miền xích đạo của Trái Đất.

Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Quả đất tại Xích đạo, là vì: Quả đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như là Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái Đất, mà là: Hệ Quả Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất, trên đường nối tâm của chúng. Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc.

Nguyên nhân sinh ra hải lưu

Khối nước trong các biển và đại dương luôn luôn chuyển động. Một trong các dạng chuyển động đó là hiện tượng chảy thành dòng giống như các dòng sông trên lục địa. Các dòng chảy đó gọi chung là các dòng biển hay hải lưu. Đối với các dòng chảy lớn trong các đại dương, người ta gọi là các dương lưu.

images1198552_nd
Sơ đồ các dòng hải lưu lớn trên thế giới (Ảnh: Báo Ấp Bắc)

Về nguyên nhân sinh ra các dòng biển, các nhà khoa học đã khẳng định rằng: hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển (như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa) là động lực chủ yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương.

Các nhân tố khác như: sự khác biệt giữa nhiệt độ nước biển ở các vĩ độ khác nhau, nồng độ muối hoà tan v.v…tuy cũng có ảnh hưởng, nhưng không đáng kể.

Tiểu thiên sứ (TH)

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Khoa học - Công nghệ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…