Home Pháp Luân Công Người Sáng lập Pháp Luân Công

Người Sáng lập Pháp Luân Công

0
7,152

Ông Lý Hồng Chí sinh ngày 13/5/1951,tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Hiện tại ( năm 2018) ông và gia đình định cư ở New York, Hoa Kỳ.
Ông là người sáng lập Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Pháp Luân Công có 9 bài giảng chủ đạo hướng dẫn phương pháp tu luyện được  ông Lý Hồng Chí biên soạn đầy đủ trong cuốn sách “ Chuyển Pháp Luân ”và 5 bài luyện công. Pháp Luân Công tạo được tiếng vang lớn trên quốc tế, truyền rộng hơn 114 quốc gia với trên 100 triệu học viên theo tập, giành được hơn 3000 giải thưởng, khen tặng , ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới.

Đại sư Lý Hồng Chí là người Hoa có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới, xếp hạng thứ 12 trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007. Ông 4 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình.

1. Quá trình truyền công và giảng Pháp

Ngày 13/5/1992 lớp học Pháp Luân Công đầu tiên được khai giảng tại thành phố Trường Xuân do Đại Sư Lý Hồng Chí thuyết giảng, đây là lần đầu Ngài Lý Hồng Chí công khai truyền công giảng Pháp Luân Công ra công chúng. Toàn bộ nội dung trong quá trình truyền công và giảng Pháp của ông Lý Hồng Chí gồm 9 bài giảng Pháp và 5 bài công pháp. Rất nhiều người đã trải nghiệm được sự thần kỳ khi tập Pháp Luân Công về cả tâm lẫn thân. Nhiều người đã đẩy lùi được bệnh tật và khỏi hoàn toàn từ khi bước vào tu luyện nhờ hằng ngày hành theo nguyên lý Chân –Thiện– Nhẫn và tập 5 bài công pháp trong đó có 4 bài tập động công và 1 bài tĩnh công.

Do thấy được hiệu quả thần kỳ trị bệnh khỏe người và giúp đạo đức thăng hoa nên các hội khí công đã mời ông Lý Hồng Chí đi giảng tại nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục. Tổng cộng ông đã mở 56 lớp học, thời gian kéo dài 7 – 10 ngày, có khoảng 60.000 người tham gia nghe ông Lý Hồng Chí giảng Pháp. Không lâu sau, Pháp Luân Công đã vang khắp Trung Quốc. Từ tháng 5/1992 – 7/1999, số người tập Pháp Luân Công lên đến khoảng từ 70 – 100 triệu người.

Tháng 3/1995, ông Lý Hồng Chí lần đầu tiên đến Paris (Pháp) truyền thụ công pháp, từ đây ông bắt đầu đi các nơi trên thế giới. Đến nay Pháp Luân Công đã được lan truyền đến hơn 100 quốc gia và khu vực, trong đó có Mỹ, Úc, Đức, Canada, Thụy Điển, Việt Nam… Tác phẩm chính của Pháp Luân Công là cuốn “Chuyển Pháp Luân” đã được dịch sang hơn 30 thứ tiếng và truyền đi khắp Thế Giới.

2.1. Truyền công giảng Pháp trên phạm vi nhỏ

Năm 1984, đại sư Lý Hồng Chí đã bắt đầu đưa Pháp Luân Công, môn tu luyện vốn vẫn đơn truyền qua các thời đại, truyền cho một số đồ đệ được chọn để bí mật tu luyện. Đồng thời đại sư Lý Hồng Chí chỉnh sửa môn công pháp của mình để có thể phổ cập cho con người hiện đại vốn có cuộc sống bận rộn.

Năm 1989, khi công pháp tu luyện đã thành hình, để đảm bảo không còn gì thiếu sót, có trách nhiệm với xã hội, đại sư Lý Hồng Chí đã nhận một số đồ đệ trong phạm vi nhỏ. Việc truyền thụ cho đệ tử chỉ trong phạm vi nhỏ, tuyển chọn đồ đệ có đức lớn và tiến hành tu luyện bí mật cách ly xa khỏi nơi con người sinh sống, thế tục.

Tuy nhiên, đó chỉ là bước đệm cho quá trình truyền công giảng pháp sau này của ông. Vì mục đích của ông chính là truyền xuất ra pháp môn này cho con người hiện đại trên toàn thế giới. Với tâm nguyện nhiều người hơn nữa thu lợi ích cả về tâm lẫn thân nên ông đã không quản khó nhọc và gian nan.

2.2. Truyền công giảng Pháp trên phạm vi lớn

Đứng trước phong trào khí công lên cao trào nhưng dường như các công pháp đó chỉ là chữa bệnh khỏe người chứ không thật sự là dạy con người hướng thiện, tu tâm tính.

Ngày 13/5/1992 ông Lý Hồng Chí đã quyết định truyền xuất ra công chúng công pháp (Pháp Luân Công) của mình nhằm mục đích giúp con người hướng thiện và hiểu được ý nghĩa của thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ từ đó đạt được thân thể khỏe mạnh và nâng cao cảnh giới tâm tính.

Công Pháp của ông nhanh chóng được người dân và quan chức chính Phủ Trung Quốc hưởng ứng và chào đón nồng nhiệt.

Rất nhanh sau đó tiếng vang của Pháp Luân Công và Sư phụ Lý Hồng Chí được truyền khắp Trung Quốc, từ các thành phố lớn cho đến mọi ngõ ngách, thôn làng.

Cụ thể tổng cộng có 56 khóa giảng tại các tỉnh/thành ở Trung Quốc, thời gian kéo dài khoảng 7 đến 10 ngày, có khoảng 60.000 học viên trực tiếp nghe sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp. Các tỉnh/ thành mà đại sư trực tiếp giảng dạy tại Trung Quốc là Trường Xuân, Bắc Kinh, Sơn Đông, Thái Nguyên, Vũ Hán, Quảng Châu, thành phố Lâm Thanh thuộc tỉnh Sơn Đông, Trùng Khánh, Hợp Phì, Thiên Tân, Quý Dương, Khẩn Lợi thuộc tỉnh Sơn Đông, Lăng Nguyên thuộc tỉnh Liêu Ninh, Thạch Gia Trang, Đại Liên, Cẩm Châu, Thành Đô, Trịnh Châu, Tế Nam,Tề Tề Cáp Nhĩ, thành phố Sâm Châu thuộc tỉnh Hồ Nam, Cáp Nhĩ Tân, thành phố Diên Cát thuộc tỉnh Cát Lâm.

Số lượng người tập luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã lên tới khoảng từ 70 – 100 triệu người chỉ trong một thời gian ngắn từ tháng 5/1992 – 7/1999.

Từ tháng 5/1992 – 7/1999, số lượng người tập luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã lên tới khoảng từ 70 – 100 triệu người

Mức thu phí thấp nhất Trung Quốc

Các lớp khí công sư thông thường là thu khoảng 100 đồng (nhân dân tệ) trong 1 ngày. Nhưng Lý sư phụ chỉ thu 40 đồng, đối với người già chỉ thu 20 đồng trong cả 1 khóa học diễn ra khoảng 7 đến 10 ngày. Với hành động này ông đã bị rất nhiều khí công sư khác phản ứng về mức phí kể cả hiệp hội nghiên cứu khí công nhưng ông Lý Hồng Chí vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Vì mục đích của ông không phải để kiếm tiền của quần chúng mà là chân chính đưa con người lên cao tầng.

2.3. Truyền công giảng Pháp trên thế giới

Năm 1995, ông Lý Hồng Chí chính thức kết thúc quá trình truyền công và  giảng pháp của mình ở trong nước Trung Quốc, và bắt đầu giảng pháp ở nước ngoài.

Ngày 13/3/1995, được lời mời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp, đại sư Lý Hồng Chí đã cử hành một hội báo cáo giảng Pháp tại Sứ quán Trung Quốc ở Paris . Đây cũng là lớp học đầu tiên tổ chức ở hải ngoại.

Ngày 14/4/1995, đại sư Lý Hồng Chí đã đến Gothenburg, Thụy Điển, cử hành lớp học Pháp Luân Công thứ hai.

Khoảng thời gian từ 1995 đến năm 1999, ông Lý đã có các lần giảng dạy tại Hoa Kỳ, New Zealand, Canada, Úc, Đức, Thụy Sĩ và Singapore. Cùng theo việc các học viên nhiều lên thì các hiệp hội và câu lạc bộ Pháp Luân Công bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Australia, với các hoạt động tập trung chủ yếu tại các trường đại học.

Trong quá trình này còn rất nhiều lớp giảng Pháp được đại sư Lý Hồng Chí tổ chức nhiều nơi trên thế giới.

3. Ra nước ngoài

Sau 4 năm ngài Lý Hồng Chí đã kết thúc việc truyền công và giảng Pháp của mình tại Trung Quốc Đại Lục, cũng vào lúc đó ông được các tổ chức thế giới và chính phủ các nước mời ra nước ngoài giảng Pháp. Đồng ý lời mời ông chính thức ra nước ngoài tiếp tục giảng dạy công pháp của mình ở bầu trời Phương Tây. Ở đó ông được nghênh đón vì họ hiểu rằng ông đang làm điều rất tốt cho xã hội và con người.

Năm 1996, thành phố Houston đã gọi ngài Lý là một công dân danh dự và là đại sứ thiện chí của thành phố về “dịch vụ công ích chỉ vì lợi ích và phúc lợi của nhân loại”

Ngày 25/4/1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công tập trung gần văn phòng kháng cáo trung tâm để yêu cầu chấm dứt hành động quấy rối leo thang chống lại cuộc đàn áp và yêu cầu thả các học viên Thiên Tân. Theo Benjamin Penny, các học viên tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách gặp lãnh đạo quốc và tỏ thái độ ôn hòa để nói lên nguyện vọng của mình.

Sự kiện đàn áp vô lý này tình cờ đưa Lý Đại sư được và Pháp Luân Công của Ông tới với nhiều người hơn. Ông đã nhận được nhiều sự công nhận hơn nữa từ các thành phố ở khu vực Bắc Mỹ. Tháng 5/1999, ông Lý được chào đón tại Toronto với lời mời từ Thống đốc bang Ontario và Thị trưởng thành phố Toronto. Các thành phố Chicago và San Jose, California cũng đã lên tiếng công nhận ở hai tháng tiếp theo.

Ông Lý Hồng Chí đã chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1996 với vợ và con gái, và năm 1998 Chính phủ Mỹ đã cấp quyền công dân và công nhận ông và gia đình  là cư dân chính thức của Hoa Kỳ, định cư ở New York.

Nhưng vào ngày 29/7/1999, sau khi Pháp Luân Công bị cấm và đàn áp tại Trung Quốc, Bộ Công an Trung Quốc đưa ra một loạt những cáo buộc chống lại ông Lý Hồng Chí, trong đó bao gồm việc buộc tội ông “làm rối loạn trật tự công cộng” và đưa ra một thông tư truy bắt ông. Vào thời điểm đó, ông Lý Hồng Chí đang sống ở Hoa Kỳ. Các yêu cầu của chính phủ Trung Quốc đối với Interpol về việc bắt giữ ông bị bác bỏ vì thiếu căn cứ về bất kỳ “tội mà Trung Quốc đưa ra dành cho ông Lý Hồng Chí.”

Các lần giảng Pháp Gần đây nhất:

2014 Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014

Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014]

2015 Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015

Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015

2016 Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016

2017 Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền

2018 Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018

4. Giải thưởng và khen tặng

Tạo được tiếng vang lớn trong và ngoài nước về

Trước khi cuộc đàn áp năm 1999 bắt đầu, ông Lý Hồng Chí đã được Chính Phủ và các tổ chức Trung Quốc trao các giải thưởng và khen tặng.

Ông Lý Hồng Chí (bên phải) nhận bằng khen từ thống đốc Illinois vào năm 1999.

4.1. Giải thưởng và khen tặng tại Trung Quốc

Ngày 12/21 tháng 12/1992, Sư phụ Lý và nhiều học viên được tuyển chọn đã tham dự vào cuộc Triển lãm sức khỏe Đông phương 1992 tại Bắc Kinh, tổ chức tại Tòa nhà thương mại quốc gia ở khu vực Dabeiyao. Sư phụ Lý đã nhận được các giải thưởng cao nhất tại sự kiện này, từ đó Pháp Luân Công trở thành một môn phái khí công được nhiều người biết đến.

31/8/1993, Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa, một tổ chức thành viên của Bộ Công an, gửi một lá thư đánh giá cao sự chữa trị bằng khí công cho những người được huân chương tại hội nghị quốc gia lần thứ ba của tổ chức.

21/9/1993, Tờ Nhật báo Công an Nhân dân, một ấn phẩm của Bộ Công an, đăng một câu chuyện ca ngợi Sư phụ Lý vì những đóng góp của ông “trong việc đẩy mạnh đạo đức truyền thống của người Trung Hoa chống lại tội ác, trong bảo vệ an ninh và trật tự xã hội, và trong việc đẩy mạnh sự chính trực trong xã hội”.

Ngày 10-20/12/1993, Sư phụ Lý và một số học viên một lần nữa tham dự Triển lãm sức khỏe châu Á, lần này được tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế Sanyuanqiao. Nhiều giải thưởng được trao,  bao gồm các giải thưởng “Giải vàng đặc biệt”, “Thúc đẩy Biên giới khoa học”, và “Khí công sư được hoan nghênh nhất”.

Ngày 27/12/1993, Sư phụ Lý nhận được Bằng Danh Dự của Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa, một tổ chức thành viên của Bộ Công an.

Ngày 6/5/1994, Hội nghiên cứu khoa học Khí công tỉnh Cát Lâm đã công nhận Lý Đại Sư là “Khí công sư lỗi lạc”.

4.2. Giải thưởng và khen tặng trên thế giới:

Ngày 3/8/1994, Thành Phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, tuyên bố Sư phụ Lý là một “Đại sứ Thiện chí” và là một “Công dân đáng kính” vì “công tác công cộng vị tha vì lợi ích và hạnh phúc của nhân loại”. Đây là công nhận đầu tiên trong số hàng trăm các công nhận khác dành cho Sư phụ Lý và Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ và trong thế giới tự do.

Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được hơn 3000 thư công nhận, giải thưởng,ủng hộ từ các chính phủ, tổ chức khắp nơi trên thế giới. Đại sư Lý Hồng Chí được Nghị viện châu Âu đề cử giải thưởng “Tự do Tư tưởng Sakharov” và 4 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và.

Ông cũng được trao giải “Tự Do Tôn giáo Quốc tế” của Freedom House. Đại Sư Lý Hồng Chí được xếp hạng thứ 12 trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời.  Năm 1996, Đại Sư Lý và gia đình đã tới định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình “Nhân tài kiệt xuất.”

Những hình ảnh giải thưởng và khen tặng đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.

 

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Pháp Luân Công

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Check Also

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở…